• Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Ảnh 16
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 23
  • Ảnh 1
  • Ảnh 21
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 14
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Ảnh 13
  • Ảnh 12
  • Ảnh 22
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 18
  • Ảnh 11
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 17
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 7
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 10
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 3
  • Ảnh 15
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên lên 49,2%

23/06/2020
Ngày 22/6/2020, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; Lãnh đạo các tỉnh: Đắk Lắk; Gia Lai; Kom Tum; Đắk Nông; Lâm Đồng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020; thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên; Hội nghị lần này là cơ hội để Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững và các Bộ, ngành được lắng nghe các ý kiến đề xuất, các ý tưởng sáng tạo; trên cơ sở đó, cùng nhau thảo luận, thống nhất các giải pháp, biện pháp có tính chiến lược để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030; Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững vùng Tây nguyên giai đoạn 2016-2030.



Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị trình bày báo cáo

Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tuy nhiên sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân, với những kết quả nổi bật như: Diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tiếp tục tăng, tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm; năm 2019 tăng xấp xỉ 5,0%; Giá trị xuất khẩu lâm sản tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2016, từ 7,3 tỷ USD năm 2016 lên 11,31 tỷ USD vào năm 2019. Công tác trồng rừng được các địa phương quan tâm, hằng năm, toàn quốc trồng được khoảng 230 nghìn ha, góp phần phòng hộ, bảo vệ môi trường, tạo nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ, với sản lượng khai thác từ gỗ rừng trồng tăng từ 17,3 triệu m 3 lên 19,5 triệu m 3 vào năm 2019. Thu dịch vụ môi trường rừng tăng từ 1.285 tỷ đồng năm 2016, lên 2.810 tỷ đồng năm 2019, diện tích rừng được chi trả bình quân hàng năm lên trên 6 triệu ha.
Riêng đối với khu vực Tây Nguyên, Hội nghị cũng đánh giá thời gian qua cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm, quyết liệt chỉ đạo triển khai hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn; công tác phối hợp giữa các lực lượng trong bảo vệ rừng và PCCCR được thực hiện nghiêm túc. Tình hình vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cơ bản đã giảm dần theo các năm; việc thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác được kiểm soát chặt chẽ hơn. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch lâm nghiệp và các Đề án, dự án trọng tâm của ngành năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020 về cơ bản đạt yêu cầu. Công tác củng cố, kiện toàn lực lượng Kiểm lâm; sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp luôn được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Cụ thể, năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp. Đã xử lý 4.433 vụ. Năm 2019, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng được 9.197 ha rừng, trong đó: Rừng phòng hộ, đặc dụng 565 ha; rừng sản xuất 8.632 ha. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung và cây trồng phân tán đạt 0,38 triệu m3 gỗ các loại. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ các tỉnh Tây Nguyên đạt khoảng 11 triệu USD. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, năm 2019 và 05 tháng đầu năm 2020, thu được 1.121,2 tỷ đồng, trong đó: Năm 2019, đạt 886,9 tỷ đồng; 05 tháng đầu năm 2020 đạt 234,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật; hành vi chống người thi hành công vụ. Tình trạng tranh chấp về đất rừng kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm... Công tác rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng còn nhiều bất cập. Triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách tại các địa phương còn chậm, chưa có tính đột phá; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức; kiểm soát chuyển mục đích sử dụng rừng một số nơi chưa chặt chẽ, chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật.



Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị 

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu trong thời gian tới cần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%. Về bảo vệ rừng, cần bảo vệ 100% diện tích rừng tự nhiên hiện có; ngăn chặn và xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật, chống người thi hành công vụ; chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời, hiệu quả. Giảm căn bản diện tích rừng bị thiệt hại do các nguyên nhân khác nhau.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Bộ/ ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách pháp luật hiện hành. Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù vùng Tây Nguyên theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng; cho phép sử dụng hợp lý một phần đất lâm nghiệp không có rừng để bố trí đất sản xuất cho người dân, góp phần ổn định đời sống gắn với bảo vệ, phát triển rừng lâu dài; xã hội hóa đầu tư hình thành vùng lâm sản ngoài gỗ. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, giải quyết căn bản tình trạng dân di cư tự do trước năm 2025. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty lâm nghiệp.

Nguồn: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp