• Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 15
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Ảnh 9
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 1
  • Ảnh 20
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 21
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 13
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 7
  • Ảnh 6
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 23
  • Ảnh 17
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 3
  • Ảnh 12
  • Ảnh 11
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Ảnh 5
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Xây bệ phóng cho ngành chế biến gỗ

14/08/2018


Xây dựng thương hiệu quốc gia cho đồ gỗ Việt Nam sẽ tạo chất xúc tác cho việc xúc tiến thương mại, giúp thị trường phát triển bền vững và cộng đồng DN có điều kiện phát triển, dễ tiếp cận thị trường quốc tế và tối ưu hoá lợi nhuận.

Ngay cả trong ngành chế biến gỗ, ít người biết rằng, nội thất trang bị cho phòng First Class của hãng hàng không hạng sang thế giới Emirates được làm bởi các DN Việt Nam. Cả công trình khách sạn 5 sao Park Hyatt st Kitts and Nevis sang trọng bậc nhất thuộc vùng biển Caribbean cũng đã thực hiện hoàn toàn với 70 công nhân Việt Nam được đưa sang đây, đạt doanh thu hơn 16 triệu USD, tương đương doanh số một năm sản xuất đồ gỗ XK của một DN có 700 người. Thậm chí, nội thất của khách sạn 6 sao Rosewood Phnom Penh Hotel (Campuchia) và nhiều công trình đẳng cấp tại nhiều nơi trên thế giới, từ Mỹ, Nhật, Dubai, Singapore, Myanmar, Lào… đều mang dấu ấn của người Việt Nam. Những công trình, những sản phẩm gỗ Việt đang được thế giới đón nhận một cách nồng nhiệt bởi chất lượng, độ tinh tế cao và được sử dụng từ nguyên liệu hợp pháp…

Quay về trong nước, những công trình lớn như Gem Center, Park Hyatt Sài Gòn và nhiều khách sạn 5 sao khác cũng đều có sự đóng góp của các DN trong ngành gỗ bản địa. Điều đó cho thấy, người Việt Nam đã khai thác giá trị cao nhất của ngành chế biến gỗ là xuất bán cả không gian nội thất 5 sao chứ không đơn thuần chỉ gia công sản xuất hay bán sản phẩm.

Tuy nhiên, rất ít DN gỗ Việt Nam có thể thi công được những công trình lớn như vậy và cũng không nhiều DN có thương hiệu lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong 4.500 DN đang hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, số DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng) chiếm tới trên 90%. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, ngành gỗ cần chú trọng xây dựng thương hiệu. Xây dựng được thương hiệu sẽ giúp ngành gỗ thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế và đạt được những bước tiến nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA khẳng định, với rất nhiều lợi thế, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu quốc gia.  Theo đó, nội lực của DN chế biến gỗ Việt Nam đã và đang được cải thiện rất lớn trong thời gian vừa qua. Các DN đang có sự thay đổi tư duy quản lý sản xuất lớn theo mô hình chuyên nghiệp dây chuyền, DN đầu tư công nghệ khá nhanh theo hướng nâng cao năng suất giảm bớt thâm dụng lao động. Bên cạnh đó, nguồn nhân lao động dồi dào với tay nghề khéo léo cũng là một lợi thế lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.

Ngành gỗ cũng may mắn có được nguồn nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng để sản xuất đồ nội thất XK. Lợi thế này giúp ngành gỗ liên tục xuất siêu ở mức cao trên 70%. Đây chính là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia: Việt Nam là trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp, chất lượng và bền vững của thế giới. Ngành gỗ Việt Nam cũng chỉ mới sử dụng khoảng 30-40% nội lực, còn rất nhiều nguồn lực chưa được khai thác như hiệu quả đầu tư công nghệ, nâng tầm quản trị, đầu tư thiết kế, phân phối thương mại, xây dựng thương hiệu… tất cả những gì chưa làm đều có thể là cơ hội cho DN khi phát triển.

Trong khi đó, xét về yếu tố thị trường, rõ ràng, nhà cửa, trang trí nội ngoại thất là nhu cầu thiết yếu của con người. Đây là ngành kinh tế tiêu dùng có thị trường mãi mãi vì nhu cầu sử dụng đồ nội, ngoại thất không bao giờ dừng lại. Vấn đề quan trọng, là làm thế nào để xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ, để mỗi khi nhắc đến Việt Nam, thế giới sẽ kèm theo cụm từ “trung tâm sản xuất đồ gỗ”, để ngành chế biến gỗ có thị trường bền vững và lợi nhuận tốt cho quốc gia, cho ngành, cho người lao động.

“DN đã sẵn sàng, nhưng vẫn cần thêm sự hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước về phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ, máy móc, nhân lực... để ngành gỗ có thể vươn xa” – ông Khanh nói.

Bên cạnh đó, Nhà nước, các cơ quan ban ngành cần khuyến khích, giúp các DN gỗ xây dựng thương hiệu theo các chương trình của Bộ Công Thương. Từng thương hiệu của từng DN sẽ là điểm sáng để tập hợp, vẽ nên bức tranh cho cả ngành chế biến gỗ Việt Nam. Để tạo động lực cho việc này, các hiệp hội cần phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan để thường xuyên bầu chọn thương hiệu đồ gỗ uy tín trong năm. Ngoài ra, ngành gỗ cũng cần có môi trường thương mại thuận lợi. Nhà nước cần hỗ trợ phát triển các trung tâm giao dịch, trung tâm triển lãm hội chợ đủ tầm…

“Ngành gỗ cần sự đồng hành của nhà nước để đi những bước dài. Tôi tin rằng vị thế ngành gỗ Việt Nam trong tương lai không xa, không chỉ dừng ở thứ 2 châu Á mà sẽ là thứ 2 trên trên thế giới với doanh số xuất khẩu gấp 3 lần hiện nay” – ông Khanh khẳng định.

Nguồn: Báo Hải quan