• Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 22
  • Ảnh 16
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Ảnh 1
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 6
  • Ảnh 8
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 21
  • Ảnh 3
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 10
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 14
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

6 tháng đầu năm 2018: giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 13.000 tỷ đồng

10/07/2018
Sáng 9/7/2018, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành lâm nghiệp đã đạt nhiều kết quả khả quan.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 13.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ngành duy trì ở mức 5,21%.

Giá trị xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng, ước đạt 4,331 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ 2017, đạt 48,1% kế hoạch năm 2018. Giá trị xuất siêu lâm sản chính trong 6 tháng đầu năm đạt 3,237 tỷ USD, chiếm 22,3% - cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực.

Khai thác rừng trồng tập trung khoảng 9,1 triệu m3, đạt 50,6% kế hoạch năm 2018 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017. Ước cả năm 2018 đạt 18,5 triệu m3.

Công tác bảo vệ rừng đạt được những kết quả rất tích cực. Tình hình vi phạm giảm so với cùng kỳ năm 2017. Cập nhật đến ngày 5/7/2018, cả nước phát hiện 6.668 vụ vi phạm, giảm 2.681 vụ, tương ứng giảm 29% so với cùng kỳ năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại là 482 ha, giảm 546 ha, tương ứng giảm 53% so với cùng kỳ năm 2017. Tính lũy kế tới nay so với giai đoạn 2011 – 2016 đã giảm 49% số vụ vi phạm và 67% diện tích thiệt hại.

Trồng rừng sản xuất tăng 14,8% so với  cùng kỳ 2017, đạt 105.982 ha, đạt 49,4% kế hoạch. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn gốc có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 89%.

Dịch vụ môi trường rừng đã thu 1.091,6 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm và tăng 70% so với cùng kỳ năm 2017. Dịch vụ môi trường rừng đã tạo được sự lan tỏa, giúp huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, gia tăng đóng góp của Ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ở miền núi.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với 04 Nghị định và 07 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Tái cơ cấu ngành đã có chuyển biến rõ nét trên thực tiễn, đã có nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp giá trị cao, mô hình kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thị trường gỗ nội địa có những chuyển biến khởi sắc, tạo động lực cho sản xuất trong nước phát triển, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.

Tại Hội nghị cũng chỉ ra một số khó khăn, tồn tại như: nguồn vốn đầu tư để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng mới đáp đứng được 33% kế hoạch. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách cho công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng đặc dụng, phòng hộ. Vẫn còn tồn tại những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ.

Đối với nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Tổng cục Lâm nghiệp xác định hoàn thành nhiệm vụ xây dựng 4 Nghị định và 07 Thông tư đúng kế hoạch. Tập trung đôn đốc, chỉ đạo các địa phương hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch 2018, đặc biệt là quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu: tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 6,0 – 6,5%, giá trị xuất khẩu lâm sản 9 tỷ USD, tỷ lệ che phủ rừng 41,65%. Tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tập trung giải quyết các điểm nóng về phá rừng và vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật. Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu Ngành, Đề án Quản lý rừng bền vững. Thúc đẩy, hoàn thiện thủ tục phê duyệt và ký chính thức Hiệp định VPA-FLEGT.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm, Ngành cần tập trung làm sâu sắc, có hành động cụ thể về công nghệ cao trong lâm nghiệp, tập trung vào khâu giống cây trồng, nâng cao chất lượng rừng trồng gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Triển khai mạnh việc  kiểm soát theo chuỗi, ứng dụng công nghệ trong kiểm soát cháy rừng và lửa rừng, khai thác lâm sản. Rà soát lại quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lâm nghiệp, chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm TTHC. Triển khai toàn diện DVMTR, trong đó dịch vụ hấp thụ CO2. Chuyển biến căn bản việc thanh toán tiền DVMTR bằng tiền mặt sang các hình thức khác như sổ tiết kiệm, tài khoản. Tập trung giải quyết thị trường trong nước và quốc tế, trong bối cảnh xu hướng bảo hộ mậu dịch, áp dụng nhiều rào cản thương mại, thuế quan. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ-TW gắn với việc phòng chống tham nhũng. Có phương án cụ thể nâng cao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp…

Cũng trong Hội nghị sơ kết, Tổng cục Lâm nghiệp đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ đối với đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã trao tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ cho 03 cá nhân.

Nguồn: Văn phòng Tổng cục lâm nghiệp