• Ảnh 1
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 3
  • Ảnh 12
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 21
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 14
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 11
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 9
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 19
  • Ảnh 16
  • Ảnh 7
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 20
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 22
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 23
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 15
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 18
  • Ảnh 2
  • Ảnh 5
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 17
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Ninh Thuận: Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng

05/08/2015
 Tiểu khu 122 thuộc lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ninh Sơn quản lý đang là điểm nóng phá rừng ở tỉnh Ninh Thuận. Điểm nóng này nằm trên địa bàn xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, giáp ranh với xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Vì địa hình hiểm trở, vào giữa mùa mưa, nước suối dâng cao, chúng tôi không thể băng rừng Ma Nới qua khu vực này. Để tiếp cận hiện trường, từ huyện Ninh Sơn, chúng tôi phải đi đường vòng hơn 160 km bằng xe máy qua đất của tỉnh Lâm Đồng, sau đó bỏ xe máy ở thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, rồi đi bộ hơn 1h đồng hồ trên con đường mòn hiểm trở mới đến tiểu khu 122.
Chúng tôi được tận mắt chứng kiến một khu rừng thông cổ thụ vừa bị phá nát. Dấu cưa còn rất mới. Nhiều gốc thông to bằng hai người ôm bị triệt hạ vẫn còn chảy nhựa. Bìa gỗ thông nằm la liệt, hết chòm này sang chòm khác, trên một diện tích rộng lớn.
Hầu hết thông ở đây gốc có đường kính lớn bằng hai vòng tay người ôm. (Ảnh: Việt Quốc).
Hiện trường cho thấy, nhóm lâm tặc đã dùng cưa máy chuyên nghiệp để khai thác gỗ ở khu vực này. Những cây thông to lớn sau khi bị hạ, được lâm tặc vạt bỏ bốn góc bìa, trở thành những hộp gỗ vuông vức, rồi vận chuyển ra khỏi rừng về Đức Trọng, Lâm Đồng.
Từ điểm khai thác ra đến xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng chỉ có một con đường độc đạo. Trên con đường này có Trạm quản lý và bảo vệ rừng Ma Bó. Đó là trạm gần nhất, cách điểm phá rừng chừng 15 km. Nhưng trạm này lại thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Năng của tỉnh Lâm Đồng.
Ông Vân Đại Trí, cán bộ của Trạm quản lý và bảo vệ rừng Ma Bó cho biết, khu vực xảy ra phá rừng thuộc lâm phần của tỉnh Ninh Thuận, nên khi phát hiện, lực lượng của trạm không thể lập biên bản xử lý tại hiện trường. Theo quy định, Trạm Ma Bó chỉ có thể phối hợp với các lực lượng ở huyện Đức Trọng phục bắt khi lâm tặc chở gỗ đi qua địa bàn.
Ông Vân Đại Trí nói: “Trạm mình với Ban quản lý rừng Tà Năng, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng và Ủy ban địa phương cũng mai phục để vây bắt. Nhưng lâm tặc có người canh đường; có đường dây, nó canh mình, nên mình khó làm việc”.
Rừng thông này của Ninh Thuận lại nằm sát bên khu dự án khai hoang cấp đất sản xuất cho dân của tỉnh Lâm Đồng, thế nên các đối tượng phá rừng chuyên nghiệp từ huyện Đức Trọng qua đây rất dễ dàng. Trong khi đó, đơn vị quản lý lại nằm quá xa. Lực lượng của Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận muốn lên đây phải mất hơn nửa ngày băng rừng lội suối. Do vậy, lúc rừng bị phá, đơn vị quản lý vẫn không hay biết. Đến khi nhận được thông tin, đơn vị đi kiểm tra, truy quét, thì một khối lượng lớn gỗ thông bị khai thác trái phép đã được đưa ra khỏi rừng.
Chiều ngày 1/8, khi chúng tôi có mặt tại điểm nóng phá rừng trong tiểu khu 122, thì một tổ bảo vệ rừng gồm 5 người đã được Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn cắt cử lên đây lập chốt được hai ngày. Chốt giữ rừng được che tạm bằng một tấm bạt ngay trong khu vực điểm nóng.
Anh Hoàng Trung Kiên, Phó Trạm quản lý và bảo vệ rừng Sông Tân được cử lên làm Trưởng chốt ở đây cho biết: “Mức độ khai thác vừa rồi hết sức nghiêm trọng. Nên khi nhận được nguồn tin, cơ quan bố trí và sắp xếp ngay lực lượng, tụi tôi đi lên đây để ngăn chặn, không để cho nó tiếp tục nóng lên”.
Trên thực tế, lực lượng bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn thiếu công cụ hỗ trợ, rất khó xử lý các đối tượng lâm tặc manh động. Tới đây, tỉnh Ninh Thuận sẽ tăng cường thêm các lực lượng liên quan hỗ trợ cho chốt chặn này.
Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Hiện nay tỉnh đang điều động các lực lượng liên quan tới công tác quản lý, bảo vệ rừng như sự hỗ trợ của Công an, lực lượng Kiểm lâm sở tại của địa bàn để cùng lên phối hợp với lực lượng này để đủ ngăn chặn kịp không cho tình trạng này tái diễn và đảm bảo lực lượng xử lý các đối tượng lâm tặc khi vào rừng”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cũng đã báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về vụ phá rừng nói trên, đồng thời thành lập tổ liên ngành kiểm kê khối lượng gỗ bị khai thác trái phép, lập hồ sơ, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật./.
Nguồn: http://vov.vn