• Ảnh 22
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 5
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Ảnh 9
  • Ảnh 17
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 8
  • Ảnh 12
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 18
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 16
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 3
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 14
  • Ảnh 21
  • Ảnh 20
  • Ảnh 11
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Ảnh 19
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Những cánh rừng bị hai lần dối trá

31/07/2015
 Thông tin về hàng trăm hécta rừng bị tàn sát để trồng keo đã ồn lên tận Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang. Vài đối tượng bị khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự; nhiều gia đình nhận quyết định dấu đỏ chữ ký đen, phạt đến 40 triệu đồng vì tội “hủy hoại rừng”. Chưa hết, bà con còn kéo xuống Hà Nội đem theo quyết định xử phạt, khởi tố dành cho mình để… khiếu kiện. Vì sao có sự tréo ngoe: Tự lương dân đi về Trung ương khoe “tội ác rừng xanh” của mình ra cho người đời phán xét thế?
Chúng tôi luồn rừng đến tóe máu chân tay để điều tra, rồi chán nản nhận thấy một sự thật lớn hơn cả ngót trăm đến vài trăm hécta rừng bị “đào tận gốc trốc tận rễ” kia. Đó là sự dối trá, ít nhất hai lần họ đã dối trá với rừng.
Thảm án “toàn dân phá rừng” ở Sơn Động
Sơn Động nằm cách xa tỉnh hơn 100km, chỉ qua đèo Hạ My là đến đất Quảng Ninh. Diện tích rất lớn của Sơn Động thuộc vào sườn tây của dãy núi Yên Tử, nơi đây có khu bảo tồn thiên nhiên tuyệt mỹ Tây Yên Tử. Sơn Động có hơn 10.000ha thuộc vào diện tích bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn, 7.000ha nữa là rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn hécta rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ kha khá, với nhiều cây to, thảm thực vật phong phú đang giao cho các hộ gia đình bảo vệ. Xã An Lạc có nhiều nông hộ đang giữ các báu vật thiên nhiên như thế suốt gần hai chục năm qua. Đường vào xã phải chui qua cổng chào viết rõ là của Khu bảo tồn Tây Yên Tử, đường lên với các cánh rừng bị tàn sát, chúng tôi cũng vẫn liên tục nhìn thấy các tấm biển bằng bêtông cốt thép, vẽ xanh đỏ rõ ràng, hô hào bảo vệ rừng của khu bảo tồn thiên nhiên.
Vậy mà, mấy năm gần đây, đặc biệt là giữa năm 2014, “đất bằng nổi sóng”, bà con cứ ào lên phá rừng. Phá mênh mông. Phá đến mức hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Nguyễn Văn Hiệu phải dùng cụm từ “toàn dân phá rừng” khi trả lời phỏng vấn. Phá đến mức, Chủ tịch UBND xã An Lạc, ông Trần Dìn cũng thừa nhận gia đình ông có phá rừng với diện tích tính bằng vài hécta, gia đình phó chủ tịch xã, cán bộ mặt trận tổ quốc, cán bộ tư pháp xã, trưởng phó thôn, cựu lãnh đạo xã, rồi các đảng viên cũng… cứ phá.
Đau lòng hơn, khi chúng tôi lội rừng vào nhà cán bộ để điều tra, trước chứng cứ rành rành, một đồng chí trực tiếp xử lý vụ việc còn thừa nhận: Con trai và em trai của đương kim chủ tịch UBND xã phá rừng đầu tiên, phá cả rừng gỗ lim, đống gỗ lim lù lù còn ở hạt kiểm lâm huyện chứ đâu xa, mời nhà báo vào chụp ảnh. Than ôi, thế thì còn gì để mà nói nữa.
Cán bộ, đảng viên phá rừng trước, “làng nước” theo gót đi phá sau. Điều này diễn ra theo đúng nghĩa đen, được các thủ phạm và cán bộ xử lý vụ việc thừa nhận chứ không phải đồn đoán gì nữa. Khi lần theo các lá đơn, các clip tố cáo, có mặt ở nhà ông Hoàng Văn Triệu (SN 1958), một đảng viên, nhiều năm làm Bí thư Chi bộ rồi làm Trưởng thôn Cò Noọc, xã An Lạc, chúng tôi rất bất ngờ trước “nhận thức” sắc sảo của 80 hộ bà con các dân tộc: Tày, Cao Lan, Sán Chí, Mường và người Kinh nơi này.
Ông cựu trưởng thôn bảo, nhà tôi được giao quản lý bảo vệ 4ha rừng đã gần 20 năm nay, tôi giữ rừng tốt nhất của cả khu vực này. Tuy nhiên, bao năm giữ mênh mông rừng mà chả được xu nào. Đầu năm 2014, “hưởng ứng phong trào” phát rừng trồng keo, thấy cán bộ thi nhau phá được, vốn một lòng tin yêu cán bộ, ngỡ là người ta thay đổi chính sách cho phá thoải mái, tôi cũng phát một vài khoanh toàn cây tạp, cỏ rả để cải thiện kinh tế. Ai ngờ họ vào đo đạc thế nào đó mà lại phạt tôi 13 triệu đồng.
Quyết định của UBND huyện Sơn Động gửi về nhà rồi, nhưng tôi sắp “lấy dâu” (cưới vợ cho con trai) nên chả có tiền nộp. Vả lại, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tôi nói sau đây: Chúng tôi phá rừng là do nhìn thấy cán bộ phá thì mình cũng phá theo thôi. Tôi không tin cán bộ lãnh đạo địa phương thì biết tin ai nữa? Làng này chỉ có vài gia đình neo quá, với toàn ông già bà cả gần 80 tuổi, vì sức yếu nên chưa thu xếp được để “phát rừng trồng keo thôi”.
Các thôn Cò Noọc, Biểng, Đồng Bây, Đồng Bài, Đồng Dương… đều náo nức phá rừng. Đến nay, công an huyện, Ban quản lý Khu bảo tồn Tây Yên Tử, Kiểm lâm Sơn Động và xã An Lạc đã phối hợp xử lý ít nhất 41 hộ vì phá rừng tự nhiên. Ít nhất 7 cán bộ, đảng viên bị điều tra, công khai danh tính.
 
Ông Triệu rồi ông Hoàng Văn Thiện và một số người hàng xóm nằm trong danh sách bị phạt những khoản tiền khổng lồ đều bảo: Vẫn biết phá rừng là sai, sai thì tôi chịu nộp phạt hoặc bị khởi tố hình sự, đưa ra tòa xét xử. Nhưng xét xử phải công bằng. Cán bộ làm sai, cán bộ phá trước, diện tích rừng cán bộ phá lớn hơn, rừng toàn gỗ quý hơn, nhưng cán bộ chỉ bị phạt vài triệu đến hơn chục triệu rồi đâu lại vào đó.
Còn chúng tôi, như nhà bà Bùi Thị Đỏ (SN 1952), gia đình liệt sĩ, hai ông bà già sống với nhau, cụ ông nằm liệt đã 5 năm trong căn nhà tình nghĩa xập xệ, bếp nấu nằm trong cái chuồng trâu lợp tạm đắp đất; bao năm gia đình bà quản lý rất tốt 6ha rừng cho nhà nước mà không nhận một đồng thù lao - vậy mà vừa rồi phát một khoảnh rừng tạp để trồng keo, người ta đòi khởi tố rồi phạt những 40 triệu đồng. Bà Đỏ vừa quạt quạt cái nón mê, bảo: Nếu họ cưỡng chế để phạt 40 triệu thì xin cứ lấy cái nhà chính sách ấy đi thôi, tôi không có một tài sản gì.
Tôi sẽ “tố” lên tận Bộ trưởng, tận Chính phủ
Có vài ông lên xã, lên huyện gặp cả Chủ tịch UBND huyện để kiến nghị. Có bà đi gặp cán bộ xử lý vụ việc, họ bảo nộp 2-3 triệu ra đây thì sẽ hạ mức nộp phạt xuống. Về nhà chả bói đâu ra ngần ấy tiền, đành nín thở ngồi lo toan. Ông cựu bí thư, cựu trưởng thôn cùng vài người “lâm nạn” đang trình bày, thì quay ra bà con đã kéo đến rất đông. Ông Hoàng Văn Thiệu bảo: “Tôi giữ rừng 20 năm không nhận một đồng phụ cấp, giờ tôi phạt vài cái cây để trồng keo, họ phạt tôi tới 40 triệu đồng. Tôi không “nghe” được điều đó đâu. Tôi vừa phạt vài cây con, chưa kịp giồng keo nốt. Mà tôi cũng chỉ “theo voi ăn bã mía thôi”. Nhà ông chủ tịch xã, nhà cán bộ lãnh đạo các ban ngành, họ phá rừng bạt ngàn, họ trồng keo cao bằng đầu người mấy năm nay rồi. Họ phá từ lâu, phá nhiều lắm, sao họ không bị phạt nặng như tôi? Vô lý quá. Tôi đã gặp Chủ tịch UBND huyện để kêu oan, tôi bảo không giải quyết tử tế, tôi sẽ kêu lên tận bộ trưởng, tận Chính phủ”.
Nhà bà Bùi Thị Gái (chồng là Vi Văn Tứ) “phát” 0,4ha rừng, bị UBND huyện “đưa lệnh” phạt 20 triệu đồng, “kiểm lâm toàn vào nhà tôi vào ban đêm, đưa giấy bảo tôi ký, rằng phạt 20 triệu đồng, tôi cò kè mãi thì bớt xuống còn 15 triệu đồng, tôi uất quá mới bảo “sao các chú làm việc nhà nước mà cứ đi ban đêm thế. Sao người ta phát bao nhiêu rừng chỉ phạt có 2 triệu đồng, còn nhà tôi bị nặng thế?”. Uất ức tương tự, nhà bà Hoàng Thị Cường cũng nháo nhào đi kiện vì bị phạt 17 triệu đồng, họ còn dọa thu mất cả bìa đỏ. Nhiều người đặt vấn đề, anh Chung viết cả vào đơn kiến nghị: Tại sao lúc dân phát rừng kiểm lâm không đi xử lý? Họ cứ để cho bà con phát xong, họ đến “cưỡi ngựa xem hoa” (từ ngữ trong đơn) đo đạc và đòi nộp phạt thôi. Như thế là ý gì?
 
Thây chúng tôi ghi hình, ghi âm, chụp ảnh, bà con mang ra rất nhiều “quyết định” yêu cầu nộp phạt, người nào cũng mấy chục triệu vì hành vi “phá rừng trái pháp luật”. Từng người đứng trước ống kính xin trả lời phỏng vấn. Tất cả đều vô cùng bức xúc: Có phải kiểm lâm, lúc đầu, cũng đồng thuận cho phá rừng nên họ cứ mặc kệ chúng tôi làm theo cán bộ xã? Chúng tôi cứ tưởng lãnh đạo xã thi nhau phá được, thì mình phát bớt rừng thưa đi trồng keo là… hợp lý rồi”, một người khóc nói.
Oái oăm hơn, hầu hết rừng đều được nhà nước giao cho các hộ dân khoanh nuôi bảo vệ, đến lúc “giật đùng đùng” người ta vào đo diện tích rừng “nhà mình” vừa “phát”, thì bà con mới ngã ngửa: Án rất nặng. Án phạt cả núi tiền, lại còn có nguy cơ ra hầu tòa khi kiểm lâm, công an, viện kiểm sát liên tục gọi hỏi cho một vụ án hình sự. Quyết định khởi tố vụ án đã tống đạt đến tận nhà. Hai anh em ruột người thôn Biểng là Châu Văn Thung (SN 1974) và Châu Văn Định (SN 1971) ngồi trước mặt chúng tôi cứ bần thần lo lắng. Họ bị công an gọi hỏi liên tục, vì vụ án đã được khởi tố. Lê Văn Vinh ở thôn Đồng Bây cũng cùng chung nguy cơ “đứng trước vành móng ngựa”. Mỗi ông chủ hộ được giao giữ rừng này đã hưởng ứng phong trào “toàn dân phá rừng” bằng cách “phát” khoảng 2ha rừng.
Vẫn biết phá rừng là sai, là đáng lên án. Bà con đều thổn thức: “Chúng tôi sẵn sàng bán nhà đi để nộp phạt cho hành vi sai trái của mình, nhưng, tất cả bà con một lòng, chúng tôi chỉ chấp hành nộp phạt khi mà cán bộ phá rừng trước chúng tôi, phá nhiều hơn, phá cây gỗ quý hơn chúng tôi cũng phải chịu nộp phạt, phải bị khởi tố, với mức độ bị xử lý phải xứng với những gì họ gây ra. Tóm lại chúng tôi cần công bằng”. Qua điều tra của chúng tôi, sự không công bằng đó là có thật. Nó là nguyên nhân thổi bùng ngọn lửa “lòng dân” bên những đám rừng đã bị đốt phá. Cán bộ kiểm lâm rồi lãnh đạo UBND xã cũng thừa nhận việc cán bộ “phá trước” để “làng nước theo sau” cũng như việc họ phá rừng, nộp phạt nhẹ rồi… xong.
Những người nghèo bao năm giữ rừng mà không được xu nào!
Chúng tôi phỏng vấn lần lượt khoảng 10 người dân đang bị “trát” đòi nộp tiền phạt và đã nhận lệnh khởi tố vụ án hình sự. Tất cả đều chung một câu hỏi: Các nông hộ giữ dăm bảy hécta rừng như th���, những năm qua quý vị có được nhận thù lao gì không? Tất cả đều trả lời là không. Hồi đầu, hơn chục năm trước, một năm giữ 1ha rừng, thì bà con nhận được khoảng 100.000-200.000 đồng (!) của dự án nọ đến từ nước Đức. Vài năm sau dự án đó kết thúc. Từ bấy, bà con giữ rừng “công cốc”. Không một “đồng xu sứt mẻ” nào.
Ông Dìn, đương kim Chủ tịch UBND xã An Lạc gãi đầu gãi tai: Nó khó thế đấy, nhà tôi cũng giữ vài hécta rừng tôi biết chứ, không có tiền nong “công xá” gì. Cũng vì thế mà nhiều khi cán bộ khó ăn khó nói với dân. Hạt trưởng hạt kiểm lâm Sơn Động Nguyễn Văn Hiệu thì bảo: Mấy chục nghìn hécta rừng ở địa bàn, chỉ diện tích vài nghìn hécta là bà con giữ rừng được nhận tiền hỗ trợ thôi. Vậy thử hỏi: Bà con có đủ tâm huyết để làm việc thiện nguyện vì lá phổi xanh của địa cầu hay không - khi mà cái dạ dày của họ và đàn con cháu họ đang gào réo? Tất nhiên luật bảo vệ rừng chúng ta phải tuân thủ, nhưng “trăm cái lý cũng phải có tí cái tình” chứ.
Một lần nữa, cần nhấn mạnh, đúng là không thể ngụy biện cho đói nghèo để phá rừng được. Song, sự thật là ngót trăm hoặc hàng trăm hécta rừng đã bị tàn sát để trồng những cây keo bé xíu như đầu đũa đang mọc lên. Một kiểm lâm trực tiếp đi chống nạn phá rừng ở An Lạc kể: Bà con phá ào ào, cả làng đi phá; chúng tôi lập chốt, toàn bộ kiểm lâm cơ động của tỉnh, huy động tổng lực chiến sĩ các ban ngành ở huyện vào ngăn cản, nhưng không được. Bà con phá trên đỉnh núi, chúng tôi đi bộ lên, đi trong đêm, vừa đi vừa lo rắn cắn. Lên đến nơi, bà con lại chạy xuống phía dưới phá. Họ đi rừng thiện chiến lắm. Họ thấy cán bộ xã phá họ cũng tự tin mà phá. Chúng tôi làm hợp đồng, thuê trụ sở trạm xá xã Vân Sơn để lập “căn cứ dã chiến bảo vệ rừng”. Nhưng không ngăn nổi đoàn người đi phá rừng. Có đối tượng còn chửi chúng tôi. Nhận lệnh của tỉnh, cơ quan chức năng tiến hành phải khởi tố, gọi hỏi với mục đích đưa ra tòa xử những đối tượng cầm đầu, thì “phong trào” mới lắng xuống.
“Chúng tôi đã thu hàng chục cái cưa máy, chất đống trong kho, thu mấy chục cái xe máy tang vật, xếp đầy sân ở hạt kiểm lâm, chúng tôi hành động quyết liệt chứ có phải không đâu”, Hạt trưởng Nguyễn Văn Hiệu đưa chúng tôi đi chụp ảnh và giải thích. Một cán bộ nói tiếp: “Chúng tôi cũng nói với các đồng chí cán bộ, rằng: Nếu cứ chiểu theo luật, thì khởi tố cả làng người ta đấy, có nên làm như thế không? Một số đối tượng xúi giục người khác phá rừng. Có vụ, cơ quan chức năng làm hồ sơ để khởi tố vụ án. Nhưng ông già bà cả, đặc biệt người bị liệt (là chủ hộ) lại cứ nhận là rừng nhà tao quản lý, chính tao phá đấy. Đang lập hồ sơ thì tôi bảo: Nếu khởi tố thì chắc chắn oan sai, người ta già cả, tàn tật thế thì phá rừng thế nào được. Vậy ai đứng đằng sau việc này? Vì thế nên không khởi tố nữa, chuyển sang phạt 40 triệu đồng.
Qua điều tra của chúng tôi, câu chuyện kể trên cơ bản là sự thật, phần không thật của nó chỉ nằm ở chỗ: Cơ quan chức năng đã hành động chưa kịp thời, chưa đủ hiệu quả để ngăn chặn phá rừng. Bà con nói với nhà báo, là hàng trăm hécta rừng quý bị phá. Thông tin về tỉnh Bắc Giang cũng là như vậy nhưng địa phương bảo, đi “bấm” đo trên định vị thì diện tích chỉ hơn 80ha. Có cán bộ nói “vài chục hécta” rồi kiên quyết không cho xem số liệu bằng văn bản, bằng báo cáo. Các con số trên đã gợi ra nhiều nghi ngờ. Nghi ngờ nữa: Vì sao “phong trào” phá rừng kinh khủng như vậy mà các lực lượng có vũ trang lại không thể nào ngăn được? Có chỗ, bây giờ, cây keo cao bằng đầu người rồi, vậy là họ phá rừng lâu lắm rồi, sao cơ quan hữu trách không biết? Chỗ này cực kỳ vô lý.
Vì sao cán bộ vi phạm thì chỉ xử “nhẹ hều”?
Vô lý nữa: Tại sao cứ vụ nào cán bộ, đảng viên phá rừng thì bị xử nhẹ hều, còn dân thường thì “án” quá nặng nề? Người cầm cân nảy mực ở địa phương sẽ đưa ra hàng trăm lý do biện minh cho điều này. Một lãnh đạo kiểm lâm huyện Sơn Động phân trần: “Có người phá diện tích rừng lớn, nhưng mật độ cây ở đó thưa, trữ lượng gỗ thấp, thì tội nhẹ hơn. Người phá ít nhưng gỗ cây to, cây quý thì phạt nặng hơn. Vả lại, diện tích rừng lớn, không thể căng dây mà đo được, phương pháp bằng thiết bị vệ tinh, nó cho phép sai số”.
Điều này không thuyết phục được các nhà báo chúng tôi, càng không thuyết phục được bà con địa phương. Họ đã quay phim các cánh rừng bị phá, cây gỗ rất to, có cả gỗ lim, họ chỉ đích danh rừng nào của nhà lãnh đạo xã. Họ còn tố cáo lực lượng xử lý vụ việc có dấu hiệu “yêu cầu người dân nộp tiền” để được “xử lý” nhẹ. Trước ống kính của chúng tôi, bà con sẵn sàng ôm gốc cây đường kính 50-60 thậm chí 80cm, để chứng minh là nó to đến mức nào, vụ việc nghiêm trọng đến mức nào, cách giải quyết “phạt như phủi bụi” khuất tất ra sao…
Dù thế nào thì nhiều cánh rừng cũng đã bị xâm hại, bị triệt phá hoàn toàn. Dù thế nào thì phá rừng vẫn là sai. Là đáng lên án. Song, cách quản lý bảo vệ rừng, rồi xử lý vụ việc của cơ quan chức năng huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có đáng lên án không? Họ phản ứng quá chậm, dù khẩu hiệu “đốt rừng như thể đốt da thịt mình” vẫn được ngành kiểm lâm dựng, treo, vẽ khắp nơi. Đến lúc vào cuộc, họ lại vào cuộc với xiết bao điều tiếng. Bà con về tận Trung ương tìm nhà báo để đòi công bằng, cũng là rất có cơ sở. Ai đúng, ai sai, ai khuất tất thì để hạ hồi phân giải.
Tuy nhiên, điều chúng tôi xót xa nhất khi vắt kiệt mồ hôi leo núi ở miền sơn cước cách Hà Nội gần 200km ấy là: Chúng ta đã chấp nhận nói dối các cánh rừng quá lâu rồi. Bà con trông rừng mà không được hưởng gì. Cán bộ phá rừng mà không ai biết gì. Cả đội “binh hùng tướng mạnh” ngăn cản phá rừng bao ngày ròng rã mà rừng vẫn bị vặt trụi, đốt tiệt. Cán bộ phá rừng thì được nương tay đặc biệt vì lý do “gì đó”. Thậm chí, đơn tố cáo của dân còn có đoạn đáng giật mình về tình trạng: Cán bộ kiểm lâm chỉ cưỡi ngựa xem hoa, mặc kệ dân phá rừng xong rồi vào lập biên bản “phạt tiền”…
Trời sậm sùi tối, trước lúc hạ sơn, tôi đứng giữa các ngọn núi vòi vọi, ở đó rừng keo xanh non mơn mởn, nó xanh và thương mến như cánh đồng mạ non dưới châu thổ Bắc Bộ ấy, nó cũng sẽ đem về dưỡng chất nuôi sống bà con, nuôi ước mơ ăn học cho con cái người Kinh, Tày, Mường, Cao Lan, Sán Chí… nơi này. Rừng cây xanh mơn mởn đó không có tội. Rừng già vừa bị triệt hạ càng oan uổng. Mọi tội lỗi là do con người với những tham vọng ăn xổi ở thì của họ mà thôi.
Nguồn: http://dantri.com.vn