• Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Ảnh 3
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 10
  • Ảnh 12
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 23
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 2
  • Ảnh 17
  • Ảnh 1
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 14
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 11
  • Ảnh 7
  • Ảnh 19
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 18
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 13
  • Ảnh 8
  • Ảnh 15
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 22
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Lào Cai: Hiệu quả từ trồng rừng thay thế nương rẫy ở Bắc Hà

05/08/2015
 Hồ hởi dẫn chúng tôi leo bộ lên giữa vạt rừng của gia đình, anh Vàng Seo Măng, dân tộc Mông ở thôn Dì Thàng 2, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà chỉ vào những thân cây sa mộc thẳng tắp đã 5 năm tuổi khoe nhà anh trồng được cả nghìn cây như thế.
Theo anh Măng, những cây này tầm mươi mười lăm năm nữa là có thể bắt đầu cho thu hoạch, dân vùng cao chuộng cây sa mộc lắm, nếu dùng làm cột, làm xà thì không chê vào đâu được. Dù biết rằng đợi đến ngày ấy vẫn còn xa, nhưng anh vẫn luôn tin tưởng mình sẽ thành công, vì anh cho rằng trồng rừng sẽ mang lại nhiều lợi ích, lại được Nhà nước hỗ trợ nên rất yên tâm.
Chỉ 5 năm về trước, chính tại các cánh rừng này của huyện vùng cao Bắc Hà là những nương đồi khô cằn, trơ trụi. Trồng lúa không thành, trồng ngô cũng chẳng ăn thua, vì đất đồi vừa dốc vừa cằn. Từ khi áp dụng triển khai dự án trồng rừng thay thế nương rẫy thì kết quả hoàn toàn khác.
Điển hình như cây sa mộc được nhiều hộ dân lựa chọn trồng. Trên đất đồi càng dốc, càng cằn cỗi thì cây lại càng lên xanh, lên khỏe. Thêm vào đó, những hộ tham gia dự án hàng tháng đều được Nhà nước hỗ trợ gạo ăn nên đều yên tâm chuyển hẳn từ làm nương rẫy sang trồng rừng.
Chị Phùng Thị Nga, ở thôn Chỉu Cái, xã Na Hối, huyện Bắc Hà nói đất ở đây rất xấu, năng suất lúa cũng không được bao nhiêu. Vì vậy, chị Nga tập trung trồng cây để thu hoạch về sau, lấy màu xanh cho thiên nhiên, đồng thời tăng thu nhập cho gia đình.
Là địa phương đầu tiên của tỉnh Lào Cai triển khai dự án trồng rừng thay thế nương rẫy, từ năm 2010 đến nay, Bắc Hà đã vận động được hơn 200 hộ dân tham gia trồng gần 125 héc-ta rừng sa mộc và rừng mỡ. . Qua đánh giá, tỉ lệ cây sống của các cánh rừng này đều rất cao, đạt trên 85%. Hiện nay, số diện tích rừng trên đều đã qua giai đoạn chăm sóc, bước sang giai đoạn bảo vệ, chỉ 2 năm nữa là giao toàn bộ cho các hộ dân quản lý.
Ông Lò Văn Ngoan, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà cho biết: “Bước đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn do phong tục tập quán của người dân vùng trên này còn hạn chế, việc tuyên truyền vận động bà con tham gia tập quán rất khó khăn. Việc xác định loài cây trồng trên vùng cao Bắc Hà cũng khó. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện thì bà con nhân dân rất đồng tình vì hiệu quả đem lại rất rõ ràng, kết quả ban đầu có thể nói là khả quan.”
Ông Ngoan cho biết thêm, hơn 200 hộ dân của huyện Bắc Hà tham gia dự án cũng đã nhận đầy đủ gần 300 tấn gạo hỗ trợ của Nhà nước trong 5 năm qua. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là 2 năm nữa, sau khi giao trả rừng cho người dân tự quản thì Nhà nước cũng sẽ ngừng việc hỗ trợ gạo.
           Trong khi cây rừng không phải loại nào cũng có thể cho thu hoạch ngay được, nhất là đối với những cây lâu năm như cây sa mộc. Vì vậy, rất cần Nhà nước có những hỗ trợ thích hợp cho đồng bào vùng cao, ông Ngoan nói. 
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn