• Ảnh 13
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 23
  • Ảnh 3
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Ảnh 16
  • Ảnh 15
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Ảnh 11
  • Ảnh 18
  • Ảnh 10
  • Ảnh 5
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 6
  • Ảnh 8
  • Ảnh 7
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 21
  • Ảnh 22
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 1
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Lạng Sơn: Tái cơ cấu công ty lâm nghiệp - nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

17/07/2015
 Báo cáo đoàn kiểm tra của tỉnh trong tháng 3 vừa qua, lãnh đạo Công ty lâm nghiệp Đình Lập thừa nhận: một trong những khó khăn lớn nhất của Công ty trong thời điểm này là diện tích rừng trong độ tuổi khai thác đã suy giảm nhiều, trữ lượng gỗ không đáng kể, diện tích có rừng chủ yếu là rừng non. Điều này phản ánh thực trạng hoạt động của Công ty trong những năm qua, kể cả từ khi chuyển đổi từ Lâm trường sang Công ty TNHH MTV sản xuất vẫn chủ yếu phụ thuộc vào khai thác rừng trồng từ những năm trước đây. Chưa có sự chuyển biến thực sự về chất tính đến tháng 3/2014, Công ty mới chỉ đủ khả năng trả lương cho công nhân đến tháng 9/2013. Có nghĩa là hơn nửa năm, công nhân của Công ty không có thu nhập.
Không giống như Công ty Lâm nghiệp Đình Lập, Công ty Lâm nghiệp Lộc Bình vẫn có tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh. Thậm chí mức lương của công nhân Công ty trong năm 2013 còn đạt 3,2 triệu đồng/tháng, vượt 6,6% kế hoạch. Thế nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn cơ bản là khai thác gỗ và nhựa thông trồng từ những năm trước đây. Và, cứ theo quy luật, chu kỳ kinh doanh của rừng, thì cũng đến lúc Công ty khó khăn khi bước vào khoảng lặng như Công ty Lâm nghiệp  Đình Lập. Trong khi đó, những tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Năm 2012, do bức xức về cách làm giao khoán của cán bộ Công ty, một số người dân thôn Bản Luồng, xã Tú Mịch đã chặt phá 15,3ha rừng thông của Công ty.
Thời gian gần đây vẫn tồn tại tình trạng nhổ rừng trồng mới tại Đông Quan, Sàn Viên. Tình trạng chích trộm nhựa thông, tự ý khai thác rừng của Công ty vẫn diễn ra. Trước kia, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 1 nông trường và 12 lâm trường quốc doanh. Trong đó có 7 lâm trường và 1 nông trường thuộc tỉnh quản lý. Thực hiện Nghị quyết số 28, ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường quốc doanh, tỉnh đã ra quyết định giải thể 5 lâm trường và 1 nông trường quốc doanh. Chuyển đổi 2 lâm trường còn lại thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đình Lập và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bình. Qua đánh giá của các đoàn kiểm tra Trung ương, thì Lạng Sơn đã triển khai tốt và thực hiện đúng quy định về sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường quốc doanh. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bình và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đình Lập sau khi chuyển đổi từ lâm trường sang Công ty Lâm nghiệp và từ Công ty Lâm nghiệp sang Công ty TNHH MTV đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, hai công ty đã lập và được UBND tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực tìm hướng đi mới của doanh nghiệp.
Tuy nhiên qua kiểm tra thực tế hoạt động của 2 công ty này, đồng chí Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ rõ: bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chủ yếu mới là hình thức, chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, chưa gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ nên hiệu quả kinh doanh thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư và trên 1 ha diện tích đất rừng được giao quá thấp. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng còn nhiều hạn chế; tình trạng tranh chấp rừng và đất rừng giữa doanh nghiệp với các hộ dân, tình trạng khai thác gỗ, đặc biệt là khai thác nhựa thông trái phép vẫn diễn ra phức tạp. Doanh thu chủ yếu của hai Công ty là khai thác gỗ và nhựa thông là sản phẩm rừng trồng của Lâm trường trước đây.
Đặc biệt là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đình Lập không quản lý được sản phẩm nhựa thông, cho dân tự do khai thác; công tác trồng rừng và chăm sóc rừng mới chỉ tập trung vào cây thông, chưa mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm những tập đoàn loài cây khác, có chu kỳ sinh trưởng nhanh hơn, có hiệu quả kinh tế hơn; các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh có chiều hướng giảm dần; đời sống cán bộ, công nhân viên gặp nhiều khó khăn; công ty giao khoán đất cho dân nhưng còn buông lỏng, không quản lý được hợp đồng giao khoán.
Xét trên diện rộng, những yếu kém trên không chỉ ở riêng các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh mà tương đối phổ biến trên cả nước. Những hạn chế này đã được Nghị quyết số 30, Bộ Chính trị ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp chỉ rõ. Qua kiểm tra thực tế, lãnh đạo UBDN tỉnh đã chỉ đạo, trong đó có những định hướng quan trọng: các công ty phải kiểm điểm, đánh giá lại việc chuyển đổi từ Công ty Lâm nghiệp sang Công ty TNHH một thành viên để đề xuất hình thức tổ chức sản xuất mới hiệu quả hơn theo Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Phải xác định rõ loại hình doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá vốn sở hữu, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều hình thức hợp tác liên kết, chú trọng các đối tác có tiềm lực tài chính và khoa học - kỹ thuật, có khả năng khai thác thị trường. Phải xác định được chiến lược kinh doanh của công ty và xây dựng thành Đề án phát triển sản xuất kinh doanh có tính toán đến khả năng trồng, khai thác, chế biến, xác định được sản phẩm chủ lực, thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng đất. Mỗi công ty phải trở thành cơ sở chủ đạo về sản xuất, cung ứng gi��ng cây lâm nghiệp; hỗ trợ khoa học-công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp; chế biến lâm sản của vùng kinh tế lâm nghiệp Lộc Bình-Đình Lập... UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo và giao cho các ngành hữu quan tham mưu để triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Lợi thế, tiềm năng về kinh tế lâm nghiệp đã được tỉnh xác định, nhưng những tiềm năng đó chỉ có thể được phát huy khi đất rừng được sử dụng một cách có hiệu quả
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn