• Ảnh 9
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 2
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 1
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 13
  • Ảnh 19
  • Ảnh 6
  • Ảnh 14
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Ảnh 21
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 16
  • Ảnh 17
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 10
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 23
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Ảnh 7
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 22
  • Ảnh 12
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Ảnh 11
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Lào Cai: trồng rừng năm 2014 - Một năm vượt khó

15/07/2015
 Nhưng bằng sự nỗ lực của ngành lâm nghiệp, của các địa phương, đến nay, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh đã đạt 7.600/6.610 ha, vượt gần 1.000 ha so với kế hoạch.
        Ngay từ đầu năm 2014, ngành lâm nghiệp đã phải đối mặt với diễn biến thời tiết phức tạp là mưa tuyết, sương muối trên diện rộng, rét đậm, rét hại kéo dài. Đến đầu mùa hè, nắng nóng, khô hạn lại giáng thêm một đòn vào ngành lâm nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc gieo, ươm và chăm sóc cây giống. Ông Vũ Hồng Điệp, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Trận mưa tuyết, băng giá, rét đậm đầu năm khiến cho nhiều diện tích rừng trồng 1 - 2 năm tuổi bị chết. Đầu hè, thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài khiến cây giống vụ xuân vẫn phải để trong vườn ươm, thấp thỏm chờ mưa.
Trong khi đó, nhiều hộ dân thuộc các huyện vùng thấp chuyển sang trồng cây quế, đã giãn thời vụ trồng rừng vào những tháng cuối năm. Đối với công tác trồng rừng phòng hộ tại các huyện vùng cao, thời vụ trồng dồn vào cuối năm, trong khi quy hoạch đất cho diện tích này manh mún, phân bố rải rác và ở vùng sâu, vùng xa cũng là trở ngại rất lớn cho công tác này. Một khó khăn mang tính chủ quan được ngành lâm nghiệp nghiêm túc đánh giá là hoạt động của ban quản lý rừng phòng hộ cấp cơ sở chưa kịp thời...
Trước thực trạng đó, ngành lâm nghiệp đã có nhiều nỗ lực với quyết tâm cao nhằm hoàn thành kế hoạch trồng rừng. Đó là việc cử cán bộ xuống địa bàn để thu thập và tổng hợp số liệu theo từng tuần, tháng; với những vướng mắc nảy sinh, ngành tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị để bàn giải pháp tháo gỡ. Cùng với đó, nhiều cách làm hay, sáng tạo đã được triển khai, như việc xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết đối với từng địa phương, địa bàn, kiểm tra sát sao các vườn ươm cây giống, đẩy mạnh gieo ươm bổ sung; thời tiết phức tạp nên chỉ chọn những cây khỏe, đủ chất lượng, đạt tiêu chuẩn mới được phép đưa ra trồng. Ngành lâm nghiệp cũng kiểm soát chặt chẽ hơn và kiên quyết không chạy theo số lượng mà ảnh hưởng đến chất lượng. Riêng Chi cục Lâm nghiệp đã tăng cường hàng trăm lượt cán bộ kỹ thuật để vận động, tuyên truyền, hướng dẫn cho các chủ vườn ươm, người dân về kỹ thuật làm đất, gieo cây giống, trồng và chăm sóc rừng. Các điều kiện về vật tư, phân bón cũng được đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho công tác trồng rừng, nhất là khi tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân và các chủ rừng.
Tính đến nay, công tác trồng rừng đã hoàn thành 7.600/6.610 ha, vượt gần 1.000 ha so với kế hoạch năm 2014. Có được kết quả như trên, trước hết là sự chủ động của ngành lâm nghiệp, tiếp đó là những nỗ lực, cố gắng từ người dân và tinh thần quyết tâm cao của chính quyền cơ sở, các đơn vị có liên quan. Điển hình trong công tác trồng rừng năm 2014 phải kể tới huyện Bát Xát. Những năm trước, địa phương thường về đích chậm, thì năm nay hoàn thành sớm hơn với diện tích rừng trồng mới đạt 765 ha, vượt kế hoạch 15 ha. Ông Phùng Thanh Bình, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bát Xát cho biết: Để triển khai hiệu quả, huyện đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề và thành lập ban chỉ đạo trồng rừng tại các xã, thị trấn để bám sát nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc trồng rừng cũng được đẩy mạnh, nhất là đối với địa phương có chỉ tiêu cao. Ông Chảo Vần Chẳn, thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan (Bát Xát) nói: Gia đình tôi có mảnh nương cằn cỗi nên bỏ hoang, được cán bộ xuống vận động trồng rừng, nên vợ chồng tôi đã thực hiện ngay. Hiện, diện tích rừng của gia đình tôi đang phát triển rất tốt.
Một năm vượt khó, diện tích trồng rừng tuy thấp hơn so với năm 2013, nhưng đó lại là nỗ lực đáng ghi nhận của ngành lâm nghiệp và các địa phương.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn