Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Ngay từ đầu năm, huyện Bắc Mê đã chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo và tập trung thực hiện kế hoạch trồng rừng; tuyên truyền, vận động người dân đăng ký diện tích và làm vườn ươm để chủ động cây giống...
Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương có thành lập ban chỉ đạo nhưng chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách; chỉ đạo không quyết liệt, sâu sát và không có phương án chủ động về cây giống; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, nhân dân chưa nắm bắt được cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện nên không mặn mà với việc trồng rừng; nhiều thôn, bản còn đứng ngoài cuộc; các hộ gia đình chưa mạnh dạn phát triển kinh tế từ rừng, nhiều diện tích đất rừng nghèo kiệt, tái sinh chậm chưa được chuyển đổi sang trồng rừng kinh tế... nên thời gian qua, tỷ lệ trồng rừng trên địa bàn huyện đạt thấp, tiến độ trồng rừng chậm.
Trong cuộc họp giao ban mới đây về công tác trồng rừng, huyện Bắc Mê đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khó khăn trong công tác trồng rừng thời gian qua và đề ra giải pháp khắc phục. Chủ tịch UBND huyện Triệu Trung Hiệp chỉ đạo: Các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn, các thành viên BCĐ trồng rừng từ huyện đến cơ sở phải thường xuyên bám nắm địa bàn, chỉ đạo, đôn đốc các hộ gia đình tiếp tục đăng ký và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng; theo dõi, giám sát và hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, đồng thời thực hiện trồng rừng cùng các hộ gia đình; huy động nhân dân phát dọn thực bì, chuẩn bị đất; các xã liên hệ và chủ động nguồn cây giống để trồng rừng đạt chỉ tiêu; Ban Quản lý Rừng phòng hộ khẩn trương cung ứng cây giống đảm bảo chất lượng, số lượng nhân dân đăng ký; Huyện Đoàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn vận động đoàn viên, thanh niên, cán bộ, giáo viên tham gia ra quân trồng cây dọc Quốc lộ 34 và các trục đường liên xã; 100% các xã, thị trấn ra quân trồng rừng 2015. Ghi nhận một số xã đã tích cực đẩy nhanh tiến độ trồng rừng hiệu quả như: Minh Sơn, Lạc Nông, Yên Cường, Đường Âm, Giáp Trung...
Có mặt tại vườm ươm cây Sa Mộc của hộ gia đình anh Bồn Văn Trong, thôn Nà Viền, xã Giáp Trung khi những cây Sa Mộc đang sẵn sàng cho mùa trồng rừng mới, anh Trong cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, ngoài đảm bảo diện tích trồng rừng của gia đình, tôi đã cung cấp cho người dân trên 3 vạn cây giống để trồng, hiện cây trồng đang phát triển tốt; với số lượng ươm 100kg giống, vườn ươm này có thể cung cấp cây giống đủ cho người dân trong vùng. Thu nhập từ vườm ươm và trồng rừng kinh tế đang dần mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình tôi”.
Được biết, việc người dân phát triển kinh tế từ trồng rừng những năm qua đã được huyện Bắc Mê quan tâm, khuyến khích, tuy nhiên, số người dân “Mặn mà” với kinh tế rừng chưa nhiều nên việc vận động người dân đăng ký trồng rừng gặp trở ngại. Bên cạnh đó, việc cung ứng cây giống cũng gặp nhiều khó khăn khi khả năng cung ứng cây giống trên địa bàn huyện chỉ đáp ứng được hơn 30% diện tích trồng rừng được giao, chủ yếu tập trung tại: Vườn ươm km 61, vườn ươm cây Sa Mộc, cây Hồi ở Đường Âm, Giáp Trung và nhân dân tự ươm nhỏ lẻ tại vườn nhà. Để khắc phục tình trạng thiếu cây giống, ngoài việc tiếp tục chỉ đạo nhân dân chủ động gieo ươm, UBND huyện hợp đồng các đơn vị cung ứng giống tại các địa phương khác để đảm bảo nhu cầu cây giống.
Tham gia vào đợt ra quân trồng rừng của các xã, thị trấn, chứng kiến các thành viên trong Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban chỉ đạo trồng rừng trực tiếp xuống các thôn, bản kiểm tra, đôn đốc công tác trồng rừng, thực hiện giao ban hàng tuần báo cáo tiến độ trồng rừng để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, sự tham gia hưởng ứng của người dân và theo dõi diện tích trồng rừng đang tăng lên hàng tuần... mới thấy quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2015. Tình hình xâm hại tài nguyên rừng vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí vi phạm đột biến ở một số địa bàn, buộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã liên tục chỉ đạo quyết liệt để sớm chấm dứt. Đặc biệt là
Thông báo số 36, số 82 của UBND tỉnh và Chỉ thị số 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Gần đây, Phó Chủ tịch Phạm S tiếp tục ký văn bản gửi các ngành, các địa phương và đơn vị liên quan trong tỉnh để tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản của tỉnh. Ông Phạm S nhấn mạnh: “Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ vi phạm, nhất là đối tượng cầm đầu; phấn đấu giảm số vụ, diện tích rừng và khối lượng gỗ bị thiệt hại so với năm 2014 ít nhất là 20%”.
Dĩ nhiên, thực hiện tốt nhiệm vụ BV&PTR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị các cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị, nhiều tổ chức và cả cộng đồng. Nhưng, một trong những điểm mấu chốt là BLNX. Đây là tổ chức vừa là cầu nối quan trọng (không thể thay thế) trong hệ thống chính trị cơ sở, giữa chính quyền cơ sở với các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương; vừa giữ vai trò trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Qua hơn 1 năm được UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn, sắp xếp lại hoạt động của BLNX càng cho thấy vai trò hết sức quan trọng của tổ chức này.
Trong số 1.425 thành viên hiện nay, BLNX có chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng Ban, 2 phó Ban là đại diện đơn vị chủ rừng và dân quân tự vệ hoặc công an xã, cùng các đại diện: công an, xã đội, địa chính, chủ rừng liên quan, kiểm lâm địa bàn, các trưởng thôn nơi có rừng, đại diện MTTQ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã.
Quyết định của UBND tỉnh nêu rõ: “Định kỳ hàng tháng, BLNX họp để kiểm điểm tình hình hoạt động trong tháng qua và bàn biện pháp hoạt động cho tháng tiếp theo”. Có tới 15 khoản quy định về Nhiệm vụ và Quyền hạn cụ thể của BLNX.
Công bằng mà nói, từ khi có Quy định của UBND tỉnh, BLNX cơ bản đã hoạt động nề nếp, ổn định hơn trước. KL địa bàn đã phối hợp với chủ rừng; BLNX thực hiện việc tuyên truyền bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư, vận động xây dựng quy ước bảo vệ rừng, đôn đốc các doanh nghiệp được thuê rừng xây dựng và triển khai phương án BVR&PCCCR. Tổ chức này cũng đã tham gia phối hợp với các lực lượng trên địa bàn xã tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và tham mưu xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, phối hợp với các lực lượng tiến hành giải tỏa diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trên địa bàn được giao quản lý,...
Vậy đâu là hạn chế của BLNX và nguyên nhân - đây là câu hỏi chúng tôi đặt ra đối với lãnh đạo ngành KL, từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Hạt trưởng KL Cát Tiên Lê Văn Tần cho biết: “Một số cán bộ BLNX và KL địa bàn hoạt động hiệu quả chưa cao, các thành viên BLN chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm; các vụ vi phạm phát hiện còn hạn chế; chế độ báo cáo định kỳ của một số BLNX chưa kịp thời, chưa nghiêm túc”. Vụ khai thác gỗ nghiêm trọng tại TK 528 và 536 vùng giáp ranh huyện này và huyện Đạ Tẻh xảy ra do KL địa bàn còn hạn chế trong kiểm tra, bám sát địa bàn.
Đồng tình nhận định này, Hạt KL Di Linh đánh giá: “Hiệu quả hoạt động của KL địa bàn và một số BLNX còn thấp, chưa chủ động tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, BV&PTR”. Còn Hạt trưởng KL Đạ Tẻh Nguyễn Ngọc Toán thẳng thắn: “KL địa bàn và BLNX hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên tình trạng phá rừng trái phép, khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra trên địa bàn quản lý”.
Hạt phó KL Đức Trọng Đồng Văn Tuyên cho rằng: KL địa bàn, BLNX chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến tài nguyên rừng... Nói về nguyên nhân dẫn đến chưa phát huy vai trò của BLNX, Chi cục phó KL tỉnh Võ Danh Tuyên khái quát: Bản thân một số thành viên năng lực còn hạn chế, chủ yếu là bán chuyên trách, lại thay đổi liên tục; mặt khác, một số còn nể nang trong thực thi công vụ. Và đó còn là kinh phí hoạt động còn hạn chế.
Để góp phần quan trọng đạt được mục tiêu giảm 20% số vụ vi phạm, diện tích rừng và khối lượng gỗ bị thiệt hại, cần sớm khắc phục những tồn tại và hạn chế của BLNX. Tổ chức này phải thực sự vừa là chốt chặn xung kích ở tiền tiêu, vừa là hậu phương vững chắc; vừa là sức mạnh của sự nhất trí và tổng lực, vừa là cầu nối luôn thông suốt giữa nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị thì tài nguyên rừng mới giữ được một phần rất lớn.