• Ảnh 9
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 3
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 8
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 21
  • Ảnh 10
  • Ảnh 20
  • Ảnh 16
  • Ảnh 5
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 14
  • Ảnh 1
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 13
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 2
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 15
  • Ảnh 17
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 6
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 18
  • Ảnh 12
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Bảo vệ rừng “treo” mình trên chòi canh “săn” giặc lửa

22/07/2015
 Chiều ngày 26/5, chúng tôi có mặt tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), nơi có hơn 10.000 ha rừng phòng hộ, hơn 60.000 ha rừng trồng với đặc thù chủ yếu là cây thông nằm trải dài trên 4 huyện, thị. 14h chiều nắng gắt, gió Lào vẫn đang liên tục quần thảo. Nhìn ở đâu, rừng Hồng Lĩnh, lá phổi xanh che chở cho hàng chục ngàn người dân vẫn chung một màu xanh. Nhưng dưới những cánh rừng ấy lớp thực bì dày vốn ẩm ướt đã khô giòn, hay loài thông, keo trồng thân lá tích nhựa càng trở nên dễ cháy. Chỉ một mồi lửa "đi lạc" hay chút lơ là, những cánh rừng này sẽ bị xóa sổ.
Thêm nữa, khác với rừng ở nhiều khu vực khác, Hồng Lĩnh vốn là nơi tập trung nhiều mỏ đá bậc nhất Hà Tĩnh, những con đường nhỏ từ chân núi ngược lên trên thường đã bị các mỏ đá chặt đứt, vì thế nếu xảy ra cháy việc đi lại dập lửa càng thêm gian nan, hậu quả cháy rừng vì thế sẽ rất nặng nề.
Làm tất cả để rừng không bị cháy trở thành một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của Hạt Kiểm lâm và BQL rừng phòng hộ Hồng Lĩnh. Ngoài huy động 100% quân số, các đơn vị này cũng tạm gác nhiều công việc đã lên kế hoạch từ trước, thậm chí yêu cầu cán bộ tạm gác những chuyện không quá cần thiết của gia đình để tham gia trực gác chống cháy rừng 24/24h.
Hình ảnh trên chúng tôi ghi lại tại chòi canh lửa Cộng Khánh dựng tại phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh. Chỉ rộng 4m2, nhưng chòi canh cao gần chục mét được dựng ngay ở thung lũng núi Hồng những ngày qua không lúc nào vắng bóng cán bộ trực cháy của cả BQL rừng phòng hộ và Hạt Kiểm lâm Hồng Lĩnh.
Mỗi ngày những cán bộ trực cháy như anh Tiến, anh Trung phải thay nhau leo lên chòi canh lửa này không biết bao nhiêu lần. Đôi mắt họ phải liên tục hướng về những cánh rừng bao quanh chòi canh của mình. Gần với khu dân cư, các mỏ đá, lại thiếu thốn phương tiện, nên công việc phát hiện khói lửa của họ lại càng vất vả hơn. Chỉ cần thấy khói là họ phải lập tức rời chòi canh hết chạy xe lại cuốc bộ đến tận nơi để kiểm tra.
Giam mình trong căn chòi rộng chỉ 4m2, gió Lào, nắng rát liên tục phả liên hồi vào mặt, nên thứ mà những cán bộ bám rừng trực cháy này không thể thiếu là nước uống. 
Chỉ cần chứng kiến hình ảnh xô nước đá vừa được đưa lên chòi canh, vài phút sau đá đã tan hẳn, bay hết độ mát, cũng đủ thấy việc trụ lại được trên chòi canh cao chục mét giữa cái nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung là quá gian lao.   
Nhiệm vụ của những cán bộ như anh Tiến là không bỏ sót bất kỳ một cột khói nào bốc lên từ bìa rừng
Nắng rát cứ phả vào mặt, công việc vất vả, nhưng nhiệm vụ bảo vệ rừng đã ăn vào máu thịt, đã gắn liền với họ nhiều năm nay. Hạnh phúc, niềm vui của những người trực gác bảo vệ rừng ở đây chính là hàng ngàn ha rừng ở Hồng Lĩnh vẫn đang bình yên trước những trận gió Lào đang quần thảo chưa có dấu hiệu dừng lại ở Miền Trung.
Nguồn: mard.gov.vn