• Ảnh 7
  • Ảnh 14
  • Ảnh 22
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 18
  • Ảnh 8
  • Ảnh 21
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 20
  • Ảnh 15
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 23
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 2
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 3
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Ảnh 10
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 5
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Ảnh 13
  • Ảnh 19
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 11
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 16
  • Ảnh 12
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Ngăn chặn tình trạng phá rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ (Bắc Cạn)

02/11/2015
 Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Khu bảo tồn Kim Hỷ) rộng hơn mười nghìn ha, trải rộng trên địa bàn hai huyện Bạch Thông và Na Rì, đang lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý hiếm, cần bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ khai thác, vận chuyển gỗ nghiến (nhóm IIa) trái phép, đối tượng vi phạm chủ yếu là người địa phương. Nguy hiểm hơn, không chỉ phá rừng, “lâm tặc” còn công khai uy hiếp lực lượng bảo vệ rừng.
Giám đốc Khu bảo tồn Kim Hỷ Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Một số đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép đã lợi dụng đêm tối thường đến quấy nhiễu, ném gạch đá vào nhiều trạm kiểm lâm chung quanh khu bảo tồn, chửi bới, đe dọa cán bộ kiểm lâm. Cụ thể đêm 11-8-2015, có hơn mười đối tượng ở xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông đến Trạm kiểm lâm Cao Sơn lăng mạ, uy hiếp cán bộ kiểm lâm đang làm nhiệm vụ tại đây. Cán bộ kiểm lâm phải báo cáo công an xã và đại diện chính quyền xã Cao Sơn đến can thiệp thì những đối tượng này mới giải tán. Về tình trạng khai thác gỗ trái phép, hơn 22 giờ ngày 20-8-2015, Trạm kiểm lâm Cao Sơn và Vũ Muộn phối hợp tuần tra tại khu vực thôn Thôm Phụ, xã Cao Sơn, phát hiện và thu giữ hai xe máy chở mười cục thớt nghiến, đối tượng bỏ hai xe tẩu thoát. Cuối tháng tám, đầu tháng chín vừa qua, Công an huyện Bạch Thông và lực lượng kiểm lâm phát hiện Khu bảo tồn Kim Hỷ trên địa bàn thôn Lủng Lỳ, xã Cao Sơn có tổng số 24 cây gỗ nghiến hàng trăm năm tuổi trên núi đá bị đốn hạ trái phép, với tổng khối lượng lên tới hàng trăm mét khối. Sau khi phát hiện vụ khai thác rừng tự nhiên với quy mô lớn, Cơ quan điều tra (Công an huyện Bạch Thông) đã khởi tố vụ án. Qua điều tra đã bắt tạm giam 12 đối tượng; khám xét nơi ở của hai đối tượng tiêu thụ lâm sản tại xã Côn Minh, huyện Na Rì và phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Cạn, cơ quan chức năng tạm giữ một ô-tô và 47 cục thớt nghiến.
Theo nhận định của Chi cục trưởng Kiểm lâm Bắc Cạn Hoàng Văn Hải, tới đây, tuyến đường từ xã Vũ Muộn vào xã Cao Sơn thông sang xã Côn Minh, huyện Na Rì được hoàn thành thì việc khai thác trái phép gỗ quý hiếm sẽ không chỉ với mục đích cất trữ, làm nhà như trước mà còn mang tính chất thương mại, có thể sẽ diễn biến rất phức tạp, gây mất an ninh ở địa phương. Nhất là vào mùa khô, nông nhàn, Tết Nguyên đán tới gần, tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh nói chung, Khu bảo tồn Kim Hỷ nói riêng sẽ gia tăng, đòi hỏi lực lượng kiểm lâm phải tuần tra, kiểm soát thường xuyên; tăng cường lực lượng, phương tiện cho những địa bàn trọng điểm như Khu bảo tồn Kim Hỷ, các huyện Bạch Thông và Na Rì.
Được biết, tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bạch Thông ngày 21- 10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Cạn Lý Thái Hải đã chỉ rõ, lãnh đạo huyện Bạch Thông và xã Cao Sơn phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc khai thác gỗ quý hiếm trên địa bàn xã Cao Sơn. Đồng thời yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm làm rõ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, đưa các đối tượng ra xét xử nghiêm minh. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường thực hiện Chỉ thị 08 của Tỉnh ủy về ngăn chặn tình trạng khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép trên địa bàn. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Cạn cũng ban hành kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng kiểm lâm, trong đó yêu cầu hạt trưởng, hạt phó, trạm trưởng kiểm lâm và kiểm lâm viên phụ trách địa bàn phải tăng cường nắm tình hình địa bàn, chấn chỉnh lề lối làm việc, đổi mới cung cách hoạt động, nhằm phát huy tai mắt của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Nguồn: thiennhien.net