• Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 14
  • Ảnh 20
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 21
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 16
  • Ảnh 3
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 5
  • Ảnh 8
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 7
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 22
  • Ảnh 23
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 10
  • Ảnh 12
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 15
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Ảnh 13
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 19
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Công tác trồng rừng năm 2015: Lại thêm một năm... gặp khó

02/11/2015
 Đến nay, Sở Nông nghiệp - PTNT đã chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp tiến hành rà soát và xác định diện tích, vị trí trồng rừng, giao cho các đơn vị chủ rừng thực hiện theo kế hoạch.
Theo đó, ngoài 1.000 ha rừng trồng tập trung, Sở Nông nghiệp-PTNT cũng đã rà soát và giao kế hoạch trồng rừng thay thế diện tích rừng xây dựng 16 công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh cho 13 chủ đầu tư nhà máy thủy điện với diện tích hơn 2.753 ha/3.691 ha theo kế hoạch.
Hiện nay, các đơn vị được giao trồng rừng tập trung và trồng rừng thay thế đã và đang xây dựng và hoàn thiện phương án trồng rừng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, một số đơn vị đã chủ động trồng rừng ngay đầu mùa mưa.
Điển hình như Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, sau khi được Công ty Thủy điện Đồng Nai bỏ kinh phí thuê trồng, trong lúc đang chờ cơ quan chức năng phê duyệt phương án, đơn vị đã chủ động trồng được hơn 85 ha rừng thay thế.
Được biết, một số đơn vị khác trong lúc chờ phê duyệt phương án cũng đã chủ động trích kinh phí để trồng rừng ngay đầu mùa mưa.
Tuy nhiên, số đơn vị này cũng không nhiều và diện tích rừng đã trồng trong năm nay đến thời điểm này cũng còn rất “khiêm tốn” so với kế hoạch giao.
Đơn cử như riêng Công ty Thủy điện Đồng Nai được giao 5 địa điểm trồng rừng thay thế tại các địa bàn của những đơn vị quản lý gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk N’tao; Xí nghiệp Lâm nghiệp Đắk Ha; Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Khê; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn với tổng diện tích là hơn 2.775 ha.
Do không có nhân lực cũng như chuyên môn trong công tác trồng rừng nên đơn vị chỉ đảm nhận trồng khoảng 20 ha, diện tích còn lại, Công ty đã chọn phương án bỏ tiền thuê các đơn vị có nhân lực, chuyên môn trồng rừng. Thế nhưng, đến nay, mặc dù đã giữa mùa mưa nhưng tiến độ trồng rừng theo kế hoạch đa phần vẫn đang nằm trên phương án.
Không riêng gì Công ty Thủy điện Đồng Nai, đa phần các đơn vị, địa phương được giao kế hoạch trồng rừng hiện chỉ mới thực hiện đến công đoạn hoàn thành phương án, gửi cơ quan chức năng phê duyệt. Vì thế, công tác trồng rừng trong năm nay nhiều khả năng sẽ chậm tiến độ. Bởi vì, mùa mưa năm nay dự kiến kết thúc sớm hơn những năm trước, trong khi diện tích rừng trồng theo kế hoạch lại rất lớn.
Chưa kể đến, mặc dù đã xác định được diện tích, địa điểm nhưng một số đơn vị được giao kế hoạch trồng rừng thay thế vẫn chưa nhiệt tình trong việc triển khai, bố trí kinh phí và xây dựng phương án thực hiện. Nhiều đơn vị được giao nhiệm vụ trồng rừng vẫn còn tâm lý trồng theo kiểu “cho xong nhiệm vụ” nên nhiều diện tích rừng trồng triển khai chậm vào cuối mùa mưa sẽ không đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, các diện tích đưa vào kế hoạch trồng rừng hiện nay phần lớn đã bị người dân lấn chiếm, canh tác nên khi triển khai phương án gặp rất nhiều khó khăn; nhiều diện tích muốn trồng thì phải tiến hành giải tỏa, trả lại hiện trạng.
Từ những khó khăn trên, hiện Chi cục Lâm nghiệp đang tăng cường công tác phối hợp, tích cực tham mưu cho Sở Nông nghiệp - PTNT để có hướng tháo gỡ, khắc phục.
Mặt khác, Chi cục cũng thường xuyên tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị chủ rừng rà soát, xác định chính xác vị trí, diện tích, ranh giới đất đủ điều kiện trồng rừng trên bản đồ và thực địa, tránh tình trạng xảy ra những phát sinh ngoài kế hoạch.
Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường giám sát, theo dõi chất lượng cây giống, kỹ thuật trồng và kế hoạch bảo vệ, chăm sóc của các đơn vị nhằm đảm bảo ở mức cao nhất có thể về tiến độ, hiệu quả  và chất lượng rừng trồng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với tiến độ này, nếu phấn đấu, toàn tỉnh cũng chỉ đạt khoảng 50% diện tích rừng trồng được giao trong năm theo kế hoạch. Nếu vậy, khả năng lại thêm một năm nữa, kế hoạch trồng rừng không đạt mục tiêu đề ra là rất lớn.
Nguồn: baodaknong.org.vn