Trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng tăng 1,7%; còn trồng mới rừng sản xuất cũng tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước…
Các địa phương miền Bắc đã đến cuối vụ trồng rừng. Hiện nay, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 169.800 ha rừng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Trung du và miền núi phía Bắc có tiến độ trồng rừng nhanh nhất, đạt 11.700 ha, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó Bắc Trung Bộ trồng đạt 38.300 ha, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; Đồng bằng sông Hồng trồng đạt 14.500 ha, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và tiến độ nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước là: Hà Giang đạt hơn 29.265 ha, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước, Nghệ An đạt 16.982 ha (+29,4%), Thanh Hóa đạt 15.136,4 ha (+27,8%).
Bên cạnh công tác trồng rừng tập trung, các địa phương tiếp tục tiến hành giao khoán bảo vệ và tiến hành chăm sóc diện tích rừng trồng đã trồng.
Các tỉnh miền Nam đang thực hiện trồng rừng chính vụ, tuy nhiên tiến độ trồng rừng giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trồng rừng đạt khoảng 2.800 ha, tăng lần lượt 5,9 lần và 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại với hai vùng trên, Tây Nguyên trồng đạt 7.200 ha (-37,7%), duyên hải Nam Trung Bộ trồng đạt 13.100 ha (-38,6%).
Một số địa phương có diện tích trồng rừng cao và tăng so với cùng kỳ năm trước là Cà Mau trồng đạt 2.071 ha, tăng 33,5 lần so với cùng kỳ năm trước, Bình Thuận trồng đạt 3.236 ha (+21,1%), Quảng Nam trồng đạt 3.370 ha (+12,3).
Bên cạnh hoạt động trồng rừng, các địa phương tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc rừng đã trồng và tiếp tục thực hiện chăm sóc cây giống phục vụ cho công việc trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2015.