• Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 9
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 21
  • Ảnh 13
  • Ảnh 6
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 20
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 23
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 14
  • Ảnh 7
  • Ảnh 5
  • Ảnh 15
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 16
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 3
  • Ảnh 11
  • Ảnh 12
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 19
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 10
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Câu chuyện thành công

Ơn cái rừng

08/07/2015
 Hàng năm ngoài tiền chương trình Nhà nước hỗ trợ bảo vệ rừng 190 nghìn đồng/ha, lại có thêm thu nhập từ tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng nên bà con phấn khởi lắm.
Chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con  biết giữ rừng là giữ được nhiều nguồn nước cung cấp cho các nhà máy thủy điện thì sẽ có nhiều tiền hơn nữa, đời sống bà con sẽ không còn phải bữa đói, bữa no…”.
Đó là câu chuyện về "lấy rừng nuôi rừng” của bà con xã Khao Mang. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân.
Phần lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đây cũng là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong việc giúp người dân nhận khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng được hưởng lợi, nâng cao thu nhập.
Một người dân trong xã chia sẻ: "Cái rừng không chỉ chở che cả ngàn đời cho người dân chúng tôi mà còn ngăn lũ kéo về bản làng bảo vệ bình yên cho từng thôn bản… mà giờ đây rừng còn giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, giúp cho con em mình có cơ hội đến trường học cái chữ. Mình ơn cái rừng nhiều lắm”.
Nghe chuyện này mà thấy mừng cho người dân vùng cao. Mặc dù cuộc sống của bà con đã có nhiều đổi thay từ sự quan tâm của các cấp từ Trung ương tới địa phương với nhiều chương trình, dự án… nhưng vẫn còn vô vàn khó khăn.
Nguồn thu ít ỏi từ những buổi chợ phiên khi bán đi con gà, con lợn, bó măng… cũng chỉ để thêm thắt chi tiêu. Thế nhưng giờ đây, nguồn thu từ rừng có thể nói là nguồn thu bền vững.
Theo đó, người trả tiền là tất cả các tổ chức, cá nhân gồm: Các cơ sở sản xuất thủy điện, các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, các tổ chức, cá nhân có kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng…
Người nhận tiền dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức, cá nhân có cung ứng dịch vụ môi trường rừng như các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao…
Hiện 6 tỉnh vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái) đều đã thành lập và đi vào vận hành đầy đủ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, đến nay đã từng bước thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến tận tay người dân.
Cùng với các dự án, chương trình giúp vùng cao ngày càng khởi sắc thì dịch vụ môi trường rừng không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị phòng hộ của rừng mà còn tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người trồng rừng.  
Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết