• Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Ảnh 21
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 3
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 6
  • Ảnh 12
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 20
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 14
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 22
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Câu chuyện thành công

Bản Lĩnh phát huy vai trò tổ bảo vệ rừng

08/07/2015
 Bản Lĩnh có 648,6 ha rừng, thuộc lưu vực sông Đà, chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng khoanh nuôi bảo vệ. Đầu tháng 10 vừa qua, chứng kiến cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền DVMTR năm 2013 cho 137 hộ dân bản Lĩnh, mọi người đều nhận thấy rõ niềm vui, sự phấn khởi của người dân khi công sức giữ rừng bao năm được Nhà nước ghi nhận. 
Tổng số tiền bà con được nhận trong đợt này hơn 320 triệu đồng. Anh Lường Văn Bình, Trưởng bản Lĩnh, xã Mường Pồn cho biết: Đây là năm thứ 3, bà con được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR nên rất phấn khởi. 
Trước đó, bà con dân bản đã họp bàn và thống nhất trích 6 triệu đồng gây quỹ bảo vệ rừng của bản để duy trì hoạt động tổ bảo vệ rừng; ngoài ra, hỗ trợ bà con lúc ốm đau và cho các hộ nghèo vay vốn không lãi suất để phát triển kinh tế; số tiền còn lại chia đều cho các hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong bản.
Từ khi được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR, bản Lĩnh đã tổ chức họp bản, xây dựng hương ước về quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức cho người dân ký cam kết. Hàng tháng, bản duy trì đều đặn 02 buổi họp bản để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cho người dân. 
Bản thành lập tổ bảo vệ rừng gồm 25 người, do trưởng bản Lường Văn Bình làm tổ trưởng. Tổ bảo vệ thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát diện tích rừng do bản quản lý và báo cho chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn để xử lý các trường hợp xâm hại rừng trái phép. 
Thực hiện theo quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng của bản, số tiền xử phạt sẽ được trích một phần cho tổ bảo vệ, người báo tin, còn lại bổ sung vào quỹ bảo vệ rừng của bản. Cách làm này đã khuyến khích người dân thông tin về các hành vi xâm hại rừng cho tổ bảo vệ để kịp thời ngăn chặn. 
Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, từ đầu năm tới nay, tổ bảo vệ rừng bản Lĩnh đã phát hiện 6 vụ vi phạm về khai thác trái phép lâm sản. Nhờ làm tốt bảo vệ rừng, những năm gần đây, trên địa bàn bản Lĩnh không để xảy ra cháy rừng, giảm tình trạng phá rừng làm nương và người dân cũng bỏ thói quen chặt cây tươi về làm củi. 
Nhận thức tầm quan trọng của việc giữ rừng, hầu hết người dân bản Lĩnh bỏ thói quen làm nương mà tích cực khai hoang, cải tạo đất sản xuất 02 vụ lúa. Hiện cả bản có 24 ha lúa 2 vụ. Nhờ tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng đã góp phần duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. 
Anh Lường Văn Đức, người dân bản Lĩnh cho biết: Sau khi tham gia các buổi tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tôi nhắc nhở thành viên trong gia đình để mọi người cùng ý thức bảo vệ để được hưởng lợi từ rừng nhiều hơn. Giờ đây gia đình tôi không làm nương, chỉ tập trung sản xuất 5.000 m2 lúa 2 vụ. Với diện tích làm nương trước kia, gia đình tôi đã khoanh nuôi để tái sinh rừng. Tôi cũng mong muốn xã Mường Pồn và các cơ quan chức năng hỗ trợ cây giống để trồng rừng. 
Nguồn: Báo Điện Biên Phủ ngày 16/10/2014