• Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 10
  • Ảnh 22
  • Ảnh 1
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 12
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 8
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 20
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 19
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 13
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 21
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 15
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

27/03/2019
Ngày 27/3, theo chương trình giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách giai đoạn 2013-2018”, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ). Ông Nguyễn Đức Hải, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Trưởng Đoàn giám sát, chủ trì buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc -  Nguồn ảnh: VNFF

Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn làm trưởng đoàn phía Bộ NN&PTNT, đại diện lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, các chuyên gia, thành viên Đoàn giám sát và các cá nhân có liên quan.

Báo cáo được trình bày tại buổi làm việc, Quỹ được thành lập năm 2008 theo Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ nhằm mục đích (i) huy động nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng; (ii) nâng cao nhận thức của người sử dụng dịch vụ môi trường rừng đối với tài nguyên phi lâm sản của rừng: duy trì nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, du dịch sinh thái; (iii) nâng cao năng lực hiệu quả quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Và mới đây, Quốc hội đã ban hành Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 quy định: “Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập” tại Điều 95, Luật Lâm nghiệp, DVMTR là một nguồn tài chính quan trọng của Quỹ.  

    Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn báo cáo tại buổi làm việc - Nguồn ảnh: VNFF

Hiện tại, cả nước có 45 Quỹ từ Trung ương đến địa phương ổn định tổ chức bộ máy đi vào hoạt động hiệu quả, trong đó có nhiệm vụ triển khai chính sách chi trả DVMTR, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sống trong khu vực có DVMTR.

Giai đoạn 2013-2018, hệ thống Quỹ đã huy động ủy thác nguồn thu DVMTR đạt hơn 10.056,8 tỷ đồng, bình quân trên 1.600 tỷ đồng/năm, tiền DVMTR các năm đã được Quỹ chi trả đến tay các chủ rừng và người dân tham gia bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR.  

Cũng theo báo cáo, nguồn thu tiền DVMTR đã góp phần bảo vệ 5,98 triệu ha rừng, chiếm khoảng 42% tổng diện tích rừng trong cả nước; chính sách chi trả DVMTR đã góp phần làm giảm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giai đoạn 2006-2010 (khi chưa thực hiện chính sách) là 195.825 vụ, bình quân là 39.865 vụ/ năm, giai đoạn 2011-2015 (khi thực hiện chính sách) là 131.325 vụ, bình quân là 27.265 vụ/năm, giảm 64.500 vụ, tương ứng giảm 32,9%, đến giai đoạn 2016-2018 giảm xuống còn 46.851 vụ bình quân là 15.617 vụ/năm giảm 89.474 vụ tương ứng giảm 65,7%; chính sách còn hỗ trợ cho các chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng các Công ty Lâm nghiệp duy trì hoạt động khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và hơn 410.000 hộ gia đình, cộng đồng với 86% là đồng bào dân tộc có điều kiện nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế.

Báo cáo về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định hoạt động của Quỹ thời gian qua đúng pháp luật, đạt mục tiêu hình thành Quỹ, trong đó có mục tiêu huy động nguồn lực xã hội, nâng cao nhận thức, hiệu quả quản lý, đời sống chủ rừng. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là Quỹ phi lợi nhuận, hỗ trợ cho các hoạt động nhà nước chưa có đầu tư hoặc đầu tư chưa đáp ứng đủ nhu cầu;  hoạt động của Quỹ được công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Hoạt động của Quỹ đã có tác động rõ nét với công tác bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập người trồng rừng, được xã hội ủng hộ cao.

Tại phiên họp, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cũng chia sẻ khó khăn về chênh lệch lớn trong việc phân bổ tiền DVMTR giữa nơi có nguồn thu và nơi không có nguồn thu. Quỹ có phạm vi rộng trên toàn quốc với số hộ gia đình hưởng lợi đông, cung ứng dịch vụ với diện tích rừng lớn đã đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra để chống tiêu cực.

Trong quá trình thảo luận tại phiên họp, nhiều đại biểu bày tỏ kỳ vọng, trong thời gian tới, nguồn lực của Quỹ ngày càng được phát triển, nguồn thu được mở rộng và gia tăng thông qua việc nghiên cứu, áp dụng triển khai thu tiền đối với các loại DVMTR mới như sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hấp thụ, lưu giữ các - bon của rừng..., cho thấy nguồn tài chính của Quỹ được phát triển bền vững, vẫn còn dư địa phát triển lâm nghiệp lớn. Song song với đó, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, nâng cao tính công bằng, minh bạch cũng được chú trọng nhiều hơn khi hướng tới áp dụng công nghệ số hóa trong việc quản lý, sử dụng tài chính Quỹ thông qua triển khai mạnh mẽ trả tiền DVMTR cho chủ rừng qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán qua giao dịch điện tử, đây có thể coi là điểm sáng mới trong việc triển khai chính sách chi trả tiền DVMTR.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám đánh giá cao những thành công của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR thời gian qua. Chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội. Với quan điểm là quỹ hoạt động để hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng mà không làm thay các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, Quỹ đã phát huy được ý nghĩa, vai trò khi được thành lập cho thấy chủ trương đúng đắn trong tổ chức thực hiện; bài học thành công trong hoạt động của Quỹ là xác định đúng đối tượng thụ hưởng; phân cấp mạnh gắn với lợi ích thiết thực của người dân và địa phương, sự chấp hành nghiêm túc, trách nhiệm của các đối tượng liên quan.

Đoàn giám sát đánh giá cao vai trò của Bộ NN&PTNT đã có đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, tác động làm giảm vi phạm về rừng bằng cách ngăn chặn từ gốc, tăng ý thức bảo vệ rừng của người dân, huy động các nguồn lực, phát huy xã hội hóa.

Đoàn giám sát ủng hộ với đề xuất của Bộ NN&PTNT về quy định thống nhất mô hình tổ chức, có người chịu trách nhiệm quản lý theo ngành dọc, có lộ trình để tăng nguồn lực của Quỹ gắn với nhiệm vụ, nên sớm có quy chế quản lý tài chính nội bộ, đẩy mạnh phân cấp, cơ chế thí điểm.

Đoàn giám sát đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo đúng quy định, giải trình làm rõ thêm các vấn đề thành viên Đoàn giám sát quan tâm.

Nguồn: BĐH VNFF