• Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Ảnh 20
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 15
  • Ảnh 21
  • Ảnh 10
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 7
  • Ảnh 16
  • Ảnh 17
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 1
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Ảnh 18
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 14
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 19
  • Ảnh 2
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

COP khu vực miền Trung và Tây Nguyên

30/06/2016
Sau hai năm 2014&2015, đến nay, Cộng đồng thực hiện chính sách chi trả DVMTR (gọi tắt là COP) đã không còn là khái niệm xa lạ nữa; hoạt động này nhận được sự đánh giá cao, sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của tất cả các bên liên quan trong chính sách chi trả DVMTR. Đây đã trở thành một trong những hoạt động thường xuyên của từng khu vực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trên toàn vùng.

Tiếp tục với sự hỗ trợ của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD), khởi động COP năm 2016 dành cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên vào ngày 28-29/6 tại Quảng Nam.

Hoạt động COP có sự tham gia của đại diện VNFF, đại diện lãnh đạo, cán bộ các đơn vị liên quan (chủ rừng, đơn vị sử dụng DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ) của 16 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cùng đại diện GIZ và đơn vị tài trợ.

Khi tham gia COP, ban tổ chức và các đại biểu không nhận được bất cứ nội dung nào chuẩn bị sẵn, tất cả chủ đề đưa ra để thảo luận sẽ dựa trên nhu cầu thực tế của đại biểu, ưu tiên những vướng mắc, khó khăn được đề cập đến nhiều nhất? cùng nhau bàn bạc, thống nhất đưa ra giải pháp hoặc những kinh nghiệm/bài học nào hay ở địa phương muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi...

Theo đó, rất nhiều nội dung được đưa ra để các nhóm tham gia thảo luận tại COP lần này: ví dụ như thách thức, vướng mắc được nhiều nhóm đưa ra là tiền DVMTR chi trả cho dân có sự chênh lệch lớn giữa các lưu vực; hoặc quy định về thu - chi đối với chi trả DVMTR trong kinh doanh chưa rõ ràng khi xác định đối tượng thu cũng như phạm vi chi trả như thế nào. Trên cơ sở đó, các nhóm tham gia thảo luận tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết... Hình thức thể hiện kết quả thảo luận rất phong phú: diễn kịch, vẽ tranh, săn ảnh hay chế nhạc.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá ưu, nhược điểm về phương thức chi trả tiền DVMTR qua hệ thống tài khoản ngân hàng, đề xuất lộ trình thực hiện nếu khả thi. Đa số đại biểu đều nhận định đây là hình thức chi trả thông minh, nhanh gọn, minh bạch, an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian; tuy nhiên, để áp dụng được vào thực tiễn thì còn nhiều khó khăn cả về điều kiện cơ sở vật chất xây dựng và trình độ dân trí của đồng bào dân tộc chưa đáp ứng được...

Đan xen những phiên làm việc nhóm là những hoạt động phá băng (làm quen, kết bạn, kết chùm, truyền bóng...), giúp làm tăng tính giao lưu, liên kết, khơi gợi sự năng động, sáng tạo cho mọi người, tạo không khí sôi nổi, nhiệt tình cho COP.

COP lần này ghi nhận có sự tham dự của đại diện nhiều đơn vị sử dụng DVMTR (nước sạch, thủy điện, du lịch). Tại đây, họ cũng chia sẻ về việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với chính sách như thế nào cũng như bày tỏ cảm nghĩ về diễn đàn thực sự có hiệu quả, giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chính sách.

Những kết quả thảo luận tại COP sẽ là những căn cứ, cơ sở quan trọng, giúp VNFF có những đề xuất, hướng dẫn trình lãnh đạo cấp trên sát thực, kịp thời, góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.

Diễn đàn COP là nơi các thành viên tham gia thoải mái trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, đưa ra vướng mắc của mình để mọi người cùng bàn luận, đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Do đó, việc tổ chức COP thành công, đạt hiệu quả tối đa được hay không là nhờ rất lớn vào sự hưởng ứng, sự đóng góp nhiệt tình của đa dạng các thành phần tham gia. Kinh nghiệm của những hoạt động COP trước đây là nền tảng quan trọng để hoàn thiện, tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động ý nghĩa này trong lâu dài.

Một số hình ảnh hoạt động diễn ra tại COP lần này:



Trưng bày ấn phẩm truyền thông tại COP - Nguồn: VNFF



Hoạt động phá băng - Nguồn: VNFF


Đồng ca "Nghĩ về môi trường rừng" - Nguồn: VNFF


Trình bày kết quả thảo luận qua hình thức vẽ tranh - Nguồn: VNFF



Toàn thể đại biểu tham dự - Nguồn: VNFF

Nguồn: BĐH VNFF