• Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 13
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Ảnh 17
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 1
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Ảnh 5
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Ảnh 12
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 16
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 19
  • Ảnh 6
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 20
  • Ảnh 23
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 15
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ rừng tại tỉnh Lào Cai

05/04/2016
Lào Cai là tỉnh biên giới miền núi phía Bắc, có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Lào Cai, tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là khoảng 176 doanh nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản (chiếm khoảng 33,0%). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015ước đạt khoảng 14.584 tỷ đồng, trong đó ngành khai thác và chế biến khoáng sản đóng góp khoảng 3.746 tỷ đồng. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai,đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18.706 tỷ đồng.

Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp cũng có xu hướng tăng lên.Năm 2014, tổng lượng nước mặt phục vụ cho sản xuất công nghiệp là khoảng 60,3 nghìn m3/ngày đêm, tương đương 74,31 triệu m3/năm. Theo báo cáo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến 2030 của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2020 là 563,58 triệu m3, năm 2030 là 1.273,7 triệu m3.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR cho hoạt động sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ rừng tại tỉnh Lào Cai được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng trong khuôn khổ gói hỗ trợ kỹ thuật CDTA 8592 VIE: “Tăng cường thực thi Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam”, được tài trợ bởi Quỹ giảm nghèo Nhật Bản thông qua ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dưới sự quản lý của VNFF với mục tiêu xây dựng và đề xuất được một cơ chế chi trả DVMTR hợp lý cho hoạt động sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng tại tỉnh Lào Cai.

Kết quả phỏng vấn đại diện của Sở Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường, công ty Nước sạch và 11 cơ sở hiện đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cho thấy nhu cầu về nước rất khác biệt giữa các đơn vị, tuỳ thuộc theo loại sản phẩm và công nghệ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Điểm chung duy nhất giữa các cơ sở là lượng nước sử dụng thực tế thấp hơn đáng kể (chỉ khoảng 35%) so với lượng nước đã đăng ký và Sở Tài nguyên Môi trường của tỉnh cấp phép. Nguyên nhân chính ở đây là do các cơ sở không hoạt động hết công suất thiết kế. Một số cơ sở tự đầu tư xây dựng hồ chứa tuần hoàn để tái sử dụng nước cho các hoạt động không đòi hỏi nguồn nước có chất lượng cao.

Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ rừng, và thông qua tính toán, nghiên cứu đã xây dựng được 03 phương án chi trả, bao gồm: (i) Phương án 1: dựa trên giá trị đóng góp của rừng đối với sản xuất công nghiệp. Mức chi trả cho phương án này là 637,19 đồng/m3 nước khai thác. Theo phương án này, tổng số tiền thu được theo căn cứ chi trả 1 là khoảng 5.525 triệu đồng, theo căn cứ chi trả 2 là 15.566 triệu đồng; (ii) Phương án 2: dựa trên mức sẵn lòng chi trả của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức chi trả cho phương án này là 30 đồng/m3 nước khai thác. Tổng số tiền dự kiến thu được theo căn cứ chi trả 1 là 260 triệu đồng, theo căn cứ chi trả 2 là 733 triệu đồng; (iii) Phương án 3: Dựa trên việc cân đối giữa mức thấp nhất của giá trị đóng góp của rừng và giá trị cao nhất của mức sẵn lòng chi trả của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức chi trả cho phương án này là 50 đồng/m3 nước khai thác. Tổng số tiền dự kiến thu được theo căn cứ chi trả 1 là 434 triệu đồng, theo căn cứ chi trả 2 là 1.221 triệu đồng. Thông qua phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương án chi trả, nghiên cứu đề xuất áp dụng phương án 3.

Tại hội thảo tham vấn được tổ chức tại tỉnh Lào Cai vào 2 ngày 30/1-1/4/2016 vừa qua, đa số các đại biểu tham dự hội thảo (bao gồm đại diện các sở, ban, ngành và đại diện của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai) đều đồng thuận với phương án chi trả được đề xuất. Cụ thể: Số tiền phải nộp của từng cơ sở được tính dựa trên đơn giá chi trả (đồng/m3) nhân với sản lượng nước sử dụng (theo giấy phép đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) và nhân với hệ số sử dụng nước thực tế (do Sở Công Thương xác định). Ngoài ra, các đại biểu cũng khuyến nghị việc thực hiện chi trả trong lĩnh vực nước công nghiệp nên được thực hiện theo lộ trình. Theo đó, mức chi trả ban đầu được đề xuất là 30 đồng/m3 nước, thấp hơn so với mức chi trả đối với nước sạch trong sinh hoạt (đang được áp dụng ở mức 40 đồng/m3). Trong trường hợp mức trả đối với nước sạch được điều chỉnh tăng lên 52 đồng/m3 theo dự thảo sửa đổi Nghị định 99, thì mức chi trả đối với nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp cũng tăng lên 50 đồng/m3 nhằm đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng cùng khai thác và sử dụng nước có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Sự đồng thuận, ủng hộ của các bên liên quan, đặc biệt là các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng tại hội thảo tham vấn là một dấu hiệu rất tích cực đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hy vọng rằng, chính sách này sẽ sớm được thí điểm trên địa bàn của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Nguồn: Trần Thị Thu Hà/Tư vấn dự án IPFES