• Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 9
  • Ảnh 15
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 5
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 11
  • Ảnh 1
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 23
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 2
  • Ảnh 18
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 20
  • Ảnh 22
  • Ảnh 3
  • Ảnh 19
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 6
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Ảnh 7
  • Ảnh 17
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Ảnh 21
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Tham vấn quốc gia về kết quả đánh giá 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

05/10/2016

Ngày 05 tháng 10 năm 2016, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) với sự tài trợ của Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua Dự án Tăng cường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam (Dự án IPFES) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức – GIZ , do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Bang Đức ủy quyền, tổ chức Hội thảo Tham vấn quốc gia về kết quả đánh giá 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và ông Nariosaito - Phó giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.


Hội thảo này có sự tham dự của gần 150 đại biểu từ các Bộ, ngành Trung ương gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường…; các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của 41 tỉnh, thành phố; đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (GIZ, CIFOR, VFD, ICRAF, USAID, JICA, ADB…); Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện một số đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng; các chuyên gia, tư vấn; các tổ chức phi chính phủ; các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ quan, báo chí, truyền thông.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh sau hơn 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) theo quy định tại Nghị định 05/2008/NĐ-CP và 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Hội thảo giúp Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam: (1) Trình bày, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với kết quả nghiên cứu, đánh giá thực hiện chính sách; (2) Trình bày dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05; (3) Kiến nghị nội dung sửa đổi, bổ sung một số Thông tư sau khi Nghị định sửa đổi Nghị định 99 được ban hành.

Sau 5 năm triển khai, chính sách chi trả DVMTR đã thể hiện tính khả thi cao, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo lập một nguồn lực tài chính mới, ổn định, bền vững phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng; góp phần nâng cao đời sống người dân sống gắn bó với rừng. Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách đã từng bước được hoàn thiện, với trên 30 văn bản quy phạm pháp luật; trong đó có 02 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 04 thông tư của các Bộ, ngành hướng dẫn chính sách chi trả DVMTR đã được ban hành. Đây là các căn cứ pháp lý rất quan trọng; dựa vào đó, các đơn vị, địa phương hoàn toàn có thể chủ động triển khai vận hành, tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR để thu nộp, có kế hoạch triển khai chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng.

Đến 30/6/2016, cả nước đã có 41 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trong đó có 38 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy hoạt động; toàn quốc đã ký được 464 hợp đồng ủy thác DVMTR với các cơ sở sử dụng DVMTR thu tiền DVMTR để chi trả cho chủ rừng. Thu tiền DVMTR của cả nước hàng năm trên 1.000 tỷ đồng; luỹ kế đến nay cả nước đã thu được hơn 5.744 tỷ đồng, từ 3 nhóm đối tượng sử dụng DVMTR là: Thủy điện (97,25%), nước sạch (2,59%) và du lịch (0,16%). Tỷ lệ giải ngân bình quân chung đến các chủ rừng đạt khoảng 87%; Nguồn tiền này thực sự đóng góp rất lớn vào công tác bảo vệ và phát triển rừng; góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hơn 5 triệu ha rừng trong các lưu vực cung ứng DVMTR (chiếm tỷ lệ khoảng 38% tổng diện tích rừng hiện có). Tổng số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 (khi thực hiện chính sách) của toàn quốc giảm 32,9% so với giai đoạn 2006-2010 (khi chưa thực hiện chính sách). Tổng diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2015 (khi thực hiện chính sách) giảm 58,2% so với giai đoạn 2006-2010 (khi chưa thực hiện chính sách).

Bên cạnh đó, chính sách đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, đặc biệt đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ Chính sách chi trả DVMTR của cả nước đạt 2 triệu đồng/hộ/năm, đã góp phần cải thiện thu nhập, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống và góp phần xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi trên phạm vi cả nước. Không chỉ có ý nghĩa với đời sống đồng bào, nguồn tiền DVMTR còn góp phần giải quyết, tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho 199 Ban quản lý rừng, 84 công ty lâm nghiệp trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương dừng khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên.

Mặc dù, đã đạt được những kết quả khả quan nêu trên, quá trình thực hiện chính sách đã bộc lộ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện, cụ thể như: Việc huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, thiếu gắn kết, thiếu nguồn lực thực thi chính sách; một số địa phương chậm triển khai, chưa hoàn thành việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng; làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân tiền DVMTR đến các chủ rừng. Hơn nữa, do chính sách mới nên quá trình xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và nhu cầu mong mỏi của người dân.

Tại Hội thảo, với thành phần đại biểu đa dạng đến từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, những ý kiến, đóng góp của các đại biểu sẽ là thông tin, tư liệu đầu vào quý báu, giúp các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đưa ra những khuyến nghị, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện để chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Nguồn: BĐH VNFF