• Ảnh 14
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 1
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 16
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 20
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 13
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 3
  • Ảnh 21
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 19
  • Ảnh 10
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 6
  • Ảnh 9
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 17
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 7
  • Ảnh 2
  • Ảnh 8
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

6 tháng đầu năm ngành Lâm nghiệp đạt nhiều kết quả khả quan

26/06/2018
Tính đến hết ngày 25/06/2018, giá trị xuất khẩu lâm chính ước đạt 4,331 tỷ USD, hoàn thành 48% kế hoạch xuất khẩu lâm sản của năm 2018.

Trong đó: Gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,114 tỷ, chiếm 22,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Giá trị xuất siêu lâm sản chính đạt 3,237 tỷ USD (riêng giá trị xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,031 tỷ USD).

Năm 2018, ngành lâm nghiệp đặt ra mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD giá trị các mặt hàng lâm sản. Như vậy, với những kết quả khả quan của 6 tháng đầu năm, đến nay kế hoạch này đã hoàn thành được 48%. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc   vẫn là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam - chiếm 78,2% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Malaysia (gấp 2 lần), Hàn Quốc (49,6%), Pháp (24,7%), Hoa Kỳ (11,5%) và Úc (11,3%).

Để đảm bảo lượng gỗ nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tăng mạnh theo từng năm, tính đến nay, các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ có thời vụ trồng rừng trong vụ xuân hè  đã trồng được 105.982 ha rừng, bằng 114 % so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2018, công tác bảo vệ rừng tại các địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt. Cụ thể: cả nước phát hiện 6.651 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 2.693 vụ, tương ứng 29% so với cùng kỳ năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại là 453 ha, giảm 575 ha, tương ứng 56% so với cùng kỳ năm 2017.

Để thực hiện tái cơ cấu, ngành Lâm nghiệp định hướng sản xuất theo chuỗi, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, sử dụng giống có chất lượng cao để phục vụ trồng rừng, tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng… quyết tâm hoàn thành mục tiêu về tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ rừng và gia tăng sinh kế cho người trồng rừng.

Nguồn: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp