• Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Ảnh 9
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 2
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 6
  • Ảnh 14
  • Ảnh 10
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 17
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 21
  • Ảnh 15
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Ảnh 20
  • Ảnh 11
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 7
  • Ảnh 22
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 23
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 16
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Kiểm lâm Việt Nam 45 năm xây dựng và phát triển

17/05/2018
Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã Ban hành Nghị định số 101/CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân. Từ đó đến nay, ngày này là ngày truyền thống của lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

45 năm qua, lực lượng kiểm lâm nhân dân đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Ra đời trong một bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn gay go ác liệt nhất. Nhân lực, phương tiện thiếu, trụ sở làm việc chưa có. Thời gian này lực lượng kiểm lâm gặp không ít khó khăn trong thực thi nhiệm vụ. Với chức năng chủ yếu lúc bấy giờ là bảo vệ rừng, nhưng lực lượng mỏng lại dàn trải trên suốt chiều dài đất nước, đặc biệt dưới chế độ cũ một số tỉnh ở miền Nam, nhất là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ý thức bảo vệ rừng của người dân chưa cao. Điều nguy hiểm đối với lực lượng kiểm lâm thời kỳ này là luôn phải đối mặt với những phần tử chống phá cách mạng, đặc biệt là các nhóm tàn quân của tổ chức ful rô. Để bảo vệ rừng họ phải đánh đổi không những công sức, trí tuệ, mồ hôi mà cả bằng xương máu nữa, đã có biết bao tấm gương hy sinh dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ kiểm lâm để bảo vệ rừng. Thời kỳ đầu, chỉ tiêu biên chế toàn lực lượng là 9.700 người.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tổ chức của lực lượng kiểm lâm đã có nhiều thay đổi. Theo Nghị định 101/CP, lực lượng kiểm lâm nhân dân được tổ chức thành hệ thống trong ngành lâm nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Tổng cục Lâm nghiệp (1973-7/1976) và Bộ Lâm nghiệp (7/1976-1979). Trong 6 năm thực hiện Nghị định 101/CP, có thể khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của lực lượng kiểm lâm nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Thời kỳ này lực lượng kiểm lâm nhân dân được tổ chức thống nhất nên việc chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến cơ sở được thông suốt, vị trí pháp lý của Kiểm lâm nhân dân tương đương với Công an vũ trang. Hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm minh, rừng được bảo vệ tốt.
Thực hiện Nghị định 368/CP ngày 8/10/1979 của Chính phủ; Thông tư số 32/TCCB ngày 4/9/1982 của Bộ Lâm nghiệp, một lượng lớn cán bộ kiểm lâm được điều chuyển vào các liên hiệp, lâm trường. Trong thời gian 15 năm (1980-1994), tổ chức kiểm lâm không thống nhất, không thành hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện. Sự đổi mới của đất nước trong nửa cuối thập kỷ 80 đã phân biệt rõ giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh. Rừng được phân chia thành ba loại sản xuất, phòng hộ, đặc dụng, kết hợp với sự chuyển đổi khai thác rừng từ lạm dụng vốn rừng quảng canh sang thâm canh và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp. Các công việc đó đều đòi hỏi vai trò không thể thay thế của lực lượng kiểm lâm. Kết quả của thời kỳ đổi mới và yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ rừng cho thấy Pháp lệnh về bảo vệ rừng năm 1972 không còn phù hợp. Tháng 8/1991, Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành, tổ chức kiểm lâm dần dần được kiện toàn và không ngừng vượt lên hoàn thành những trọng trách nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Tổ chức kiểm lâm theo Nghị định 39/CP ngày 18/4/1994 đã thành hệ thống từ Trung ương tới cấp huyện; phần lớn Chi cục Kiểm lâm đều trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh. Việc đổi mới tổ chức bước đầu đã giúp củng cố, kiện toàn được lực lượng kiểm lâm để  hoàn thành những nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kiểm lâm đã thực sự là một lực lượng không thể thiếu trong sự nghiệp bảo vệ rừng, đổi mới và hiện đại hóa đất nước. Tổ chức kiểm lâm theo Nghị định 39/CP được duy trì trong 12 năm. 58 trên 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức kiểm lâm (3 tỉnh không có lực lượng kiểm lâm là Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long). Song song với việc thiết lập hệ thống tổ chức kiểm lâm cấp huyện, mạng lưới các hạt phúc kiểm lâm sản, hạt kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng đã được thành lập để bảo đảm việc bảo vệ rừng đặc dụng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc. Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các ngành tham mưu cho các cấp chính quyền giao 8.786.572ha (rừng đặc dụng 972.357ha; rừng phòng hộ 3.196.343ha và rừng sản xuất 4.617.872ha) cho 452.168 hộ gia đình và  27.312 tổ chức. Rừng đã được phục hồi và bảo vệ tốt đưa độ che phủ của rừng từ 28% năm 1992 lên 35,7% vào năm 2002, . Đây là một động thái mang đầy tính chiến lược trong việc bảo toàn vốn tài nguyên rừng. Sự chuyển dịch từ nền kinh tế lâm nghiệp quốc doanh bao chiếm đất đai sang nền lâm nghiệp xã hội hóa có tính chất toàn dân, với hình thức tổ chức sản xuất đến hộ gia đình đã tạo nên sự ổn định về sản xuất cũng như đời sống của nhân dân.
Ngày 16/10/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2006/NĐ-CP, theo đó lực lượng kiểm lâm được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện và thực hiện phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã. Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh thống nhất trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giải thể các hạt phúc kiểm lâm sản, bỏ các barie,... Công chức kiểm lâm được hưởng chế độ thương binh, liệt sỹ; phụ cấp ưu đãi nghề; phụ cấp thâm niên;... Theo thống kê đến ngày 31/12/2017, lực lượng kiểm lâm có cơ cấu gồm Cục Kiểm lâm, 4 Chi cục Kiểm lâm vùng, 63 Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; 6 vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, 25 vườn quốc gia trực thuộc các tỉnh, thành phố. Lực lượng kiểm lâm được cơ cấu gồm 272 phòng, 84 đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 404 hạt kiểm lâm huyện, 47 hạt kiểm lâm liên huyện, 19 hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, 11 hạt kiểm lâm rừng phòng hộ. Toàn lực lượng kiểm lâm có 10.260 biên chế (8312 công chức, 936 viên chức, 1.012 lao động hợp đồng).
Chúng ta đều biết, để giữ được rừng, lực lượng kiểm lâm phải đối mặt với nhiều  khó khăn thử thách, với bọn tội phạm phá hoại rừng. Tình hình chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng ngày càng quyết liệt. Lực lượng kiểm lâm đã tăng cường chốt chặn ở các địa bàn trọng điểm. Không quản rừng sâu, núi cao, không quản khó khăn gian khổ và những nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, nơi nào có rừng là nơi đó có bàn chân cán bộ kiểm lâm, bất kể mưa, nắng, đêm, ngày, nơi nào có dấu hiệu vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng là kiểm lâm có mặt. Việc ngăn chặn vấn nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép gian khổ bao nhiêu, thì việc chống giặc lửa cũng khó khăn bấy nhiêu. Để từng bước và đi đến chặn đứng tai họa này, lực lượng kiểm lâm đã làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Ngoài việc tham mưu để Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản về phòng cháy, chữa cháy rừng. Cục Kiểm lâm đã lắp đặt và vận hành trạm thu ảnh Modis để phát hiện sớm điểm cháy, thông báo điểm cháy trên website kiểm lâm. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cảnh báo kịp thời để người dân và lực lượng chức năng chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Chính điều này đã giúp kiểm lâm các địa phương kịp thời phát hiện và dập tắt các điểm cháy rừng phát sinh. Về phía kiểm lâm các tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Bằng các biện pháp trên diện tích rừng bị cháy hàng năm giảm. Sự gian lao của lực lượng kiểm lâm đã không uổng phí. Nó đánh đổi bằng hàng triệu mét khối gỗ, hàng tấn động vật hoang dã bị xử lý tịch thu, trả lại rừng và hàng nghìn tỷ đồng nộp ngân sách. Rừng được phục hồi và phát triển đó là công sức của toàn xã hội, nhưng khách quan mà nói rằng, công lớn thuộc về lực lượng kiểm lâm, những người lính giữ rừng với bước đi không mỏi suốt 45 năm đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ rừng đó chính là một công việc vinh quang. Hiện nay, chủ trương của Nhà nước về bảo vệ rừng là xã hội hóa và quản lý, bảo vệ rừng tận gốc. Hàng chục nghìn buôn, làng, thôn, bản được kiểm lâm giúp đỡ đã xây dựng và thực hiện tốt quy ước bảo vệ rừng. Người cán bộ kiểm lâm hôm nay không đơn thuần là người thừa hành pháp luật mà còn thực hiện các nhiệm vụ phát triển rừng, hướng dẫn người dân làm giàu từ nghề rừng. Nhưng nóng bỏng và gay gắt hơn cả là việc kiểm lâm phải đối mặt với bọn tội phạm. Có nhiều vụ chống trả từ lâm tặc đã gây thương tích thậm chí hy sinh tính mạng, thiệt hại tài sản cho lực lượng kiểm lâm. Thế nhưng đại đa số cán bộ kiểm lâm vẫn vững vàng trên trận tuyến giữ rừng. Trong suốt 45 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đã có trên 2 triệu vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện, xử lý. Thực hiện phong trào thi đua hướng đến kỷ niệm 45 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam toàn lực lượng đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ghi nhận thành tích này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng bằng khen cho 44 tập thể; 79 cá nhân. Tổng cục Lâm nghiệp tặng giấy khen cho 55 tập thể và 133 cá nhân. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tặng nhiều bằng khen cho lực lượng kiểm lâm. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tặng thưởng nhiều bằng khen, danh hiệu cho các tập thể và cá nhân trong lực lượng kiểm lâm, đặc biệt, lực lượng kiểm lâm được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Nhất.
Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Ngành Lâm nghiệp trong đó có lực lượng kiểm lâm sẽ có sự chuyển biến tích cực. Kiểm lâm phải kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Những người vi phạm pháp luật, không đủ năng lực cần được thanh lọc.
Nhìn lại 45 năm qua, lực lượng kiểm lâm cả nước đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để giữ gìn màu xanh cho đất nước. Trước thực tế là tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, tệ nạn phá rừng, cháy rừng, khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn xảy ra, có lúc, có nơi khá nghiêm trọng, chưa kiểm soát được. Thời cơ và vận hội mới đòi hỏi lực lượng kiểm lâm phải thực sự đổi mới về chất, từ tổ chức và xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động. Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, không ngừng rèn luyện phẩm chất và năng lực để lực lượng kiểm lâm có thể hoàn thành được những nhiệm vụ nặng nề mà Nhà nước và nhân dân đã tin cậy giao cho, mãi mãi xứng đáng là người chiến sỹ tiên phong trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng.

Nguồn: Đỗ Quang Tùng, Quyền cục trưởng Cục Kiểm lâm