• Ảnh 21
  • Ảnh 3
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 6
  • Ảnh 8
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 17
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 12
  • Ảnh 7
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 23
  • Ảnh 5
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 19
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 9
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 1
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 20
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản Việt Nam: Hướng tới mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2018

19/04/2018

Theo số liệu của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, đến cuối năm 2017 trên phạm vi cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó khu vực tư nhân chiếm 95%. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 93%, doanh nghiệp vừa chiếm 5,5% và doanh nghiệp lớn chiếm 1,5%. Doanh nghiệp  đang trực tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 1.500 doanh nghiệp (chiếm 38%). Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) khoảng 600 doanh nghiệp (chiếm 40%).

Với lực lượng đông đảo và thành phần đa dạng nêu trên, trong những năm qua, ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản Việt Nam đã liên tục duy trì đà tăng trưởng, khẳng định được vai trò, vị thế, cách tiếp cận và hướng đi đúng đắn: một mặt ổn định, phát triển sản xuất, đảm bảo cung cấp sản phẩm đồ gỗ và lâm sản cho thị trường nội địa; mặt khác tập trung đổi mới, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm; song song với đó là từng bước thực hiện các cam kết hội nhập, mở cửa thị trường tiêu thụ sản phẩm ra trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 Châu Á và thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Đức, Italia và Ba Lan) về kim ngạch xuất khẩu lâm sản.

Tăng trưởng ấn tượng năm 2017

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết quả xuất nhập khẩu và thặng dư thương mại xuất nhập khẩu lâm sản của Việt Nam năm 2017 rất ấn tượng; đạt mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây, với mức tăng trưởng trên 10% so với năm 2016 và vượt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra đến năm 2020 là 7,8 tỷ USD trong Chiến lược phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8,032 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,659 tỷ USD, lâm sản ngoài gỗ đạt 373 triệu USD. Hoa Kỳ là thị trường Việt Nam xuất khẩu lớn nhất, đạt 3,27 tỷ USD, chiếm 42,7%; tiếp đến là các thị trường: Trung Quốc: 1,070 tỷ USD, Nhật Bản: 1,02 tỷ USD, EU: 751 triệu USD và Hàn Quốc: 665 triệu USD.

Tổng kim ngạch nhập khẩu lâm sản đạt 2,176 tỷ USD; chủ yếu nhập gỗ tròn, gỗ xẻ và các loại ván nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ. Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đồng thời là thị trường Việt Nam nhập khẩu gỗ lớn nhất với tổng kim ngạch lần lượt là 362,9 triệu USD và 252,9 triệu USD. Bên cạnh đó, một số thị trường có giá trị xuất khẩu sang Việt Nam tăng mạnh nhất trong năm là Braxin tăng 46,9%, Pháp tăng 44,4%, và CHLB Đức tăng 38,3%.

Kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2018

Kế thừa, phát huy những thành công trong thời gian qua, trong năm 2018, ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển, bởi lẽ:

Hiện nay, mức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ đang ở mức thấp so với bình quân của thế giới; bình quân đầu người Việt Nam sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 30 USD/người/năm, trong khi bình quân trên thế giới khoảng 72 USD/người/năm. Thị trường tiêu thụ nội địa có xu hướng gia tăng vì tốc độ đô thị hoá, nhu cầu sử dụng đồ gỗ vẫn luôn duy trì ở mức cao; đồng thời, thị trường bất động sản sau thời gian đóng băng, đang có tín hiệu tăng trưởng trở lại với nhiều dự án mới khởi công sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất. Mặt khác, theo dự báo, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD; đây là mục tiêu khả thi, bởi các lý do sau:

Thứ nhất, trong gần 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay, có khoảng 1.500 doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, còn lại là các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng gia công xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa, đây là lực lượng đông đảo, luôn chủ động, sẵn sàng tạo sự tăng trưởng tốt khi có những điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, các cơ chế, chính sách và tín hiệu thị trường.

Thứ hai, thị trường gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trị giá hơn 120 tỷ USD/năm, trong khi cung ứng từ Việt Nam chỉ chiếm 6% trong số này. Nhu cầu đồ gỗ nội thất trên thế giới luôn luôn tăng trưởng trong nhiều năm gần đây, trong khi sản xuất đồ nội thất luôn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc còn nhiều dư địa cho sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam.

Thứ ba, hiện tại và tương lai gần, áp lực cạnh tranh thị trường trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam không cao do một số quốc gia bị kiện chống bán phá giá. Tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp còn nhiều vì xuất phát điểm của ngành chế biến gỗ thấp, có khả năng tiếp tục tăng thị phần, tận dụng được nguồn nguyên liệu phần lớn là trong nước (khoảng 70-75%), lực lượng lao động trẻ dồi dào, năng lực cạnh tranh toàn ngành tốt.

Thứ tư, Luật Lâm nghiệp mới được ban hành, cùng với đó là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết; đặc biệt là Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thiết lập hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện mở rộng thị trường, thúc đẩy ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản phát triển.

Nguồn: Phạm Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp