• Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 11
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 14
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Ảnh 16
  • Ảnh 2
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Ảnh 6
  • Ảnh 21
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 19
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Ảnh 5
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 20
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017

16/01/2017
 Theo đánh giá tại Hội nghị, năm 2016, Tổng cục Lâm nghiệp đã nỗ lực, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp với các đơn vị, địa phương để chỉ đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ đặt ra và đã đạt được một số kết quả nổi bật như:
- Thực hiện tốt công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu ban hành kịp thời và triển khai có hiệu quả chính sách về lâm nghiệp.
- Các chỉ tiêu chính của ngành Lâm nghiệp đều đạt ở mức độ cao: (1) Tốc độ tăng GTSX ngành lâm nghiệp ước đạt 6,5%; (2) Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ước đạt 7,3 tỷ USD; (3) Trồng rừng tập trung đạt trên 200 ngàn ha; (4) Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt ước đạt 17,3 triệu m3 vượt 23,6 % kế hoạch năm 2016; (5) Dịch vụ môi trường rừng cả năm thu được khoảng 1.218,2 tỷ đồng. Đây là những chỉ tiêu chính, góp phần quan trọng vào phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT, quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Thị trường sản phẩm gỗ và lâm sản tiếp tục phát triển tạo điều kiện cho chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ được duy trì, phát triển, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục tăng cao.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tạo được nguồn ngân sách quan trọng để hỗ trợ người dân thực hiện công tác bảo vệ rừng. Ngày 02/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Công tác Bảo vệ rừng và PCCCR tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; số lượng các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng bị phá trái phép giảm so với năm trước.
- Triển khai thành công các sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế như: Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020; Tổ chức thành công sự kiện tiêu hủy mẫu vật ngà voi và sừng tê giác tịch thu từ buôn bán trái phép tại Việt Nam; tổ chức thành công Hội nghị Hà Nội về buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã; các phiên đàm phán hiệp định VPA/FLEGT, đã ra tuyên bố chung kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho công tác xây dựng chính sách và hội nhập quốc tế của Tổng cục, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo cầu nối giúp các tổ chức, doanh nghiệp mở rộng hợp tác đầu tư và từng bước vươn ra thế giới.

Bên cạnh những kết quả quan trọng của ngành đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại hạn chế như sau:
- Kết quả trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng thay thế còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch.
- Công tác bảo vệ rừng và PCCCR vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ (điển hình như ở Kon Tum; Đắk Lắk; Quảng Nam; Mường Nhé – Điện Biên); số vụ vi phạm về PCCCR và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy tăng (tăng 13 vụ, 1.314 ha so với năm 2015).
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Diện tích đất để trồng rừng phòng hộ của các địa phương phân bố phân tán và ở địa bàn xa, đi lại khó khăn, thực tế chi phí trồng rừng lên cao, trong khi suất đầu tư cho trồng rừng năm 2016 chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế.
- Công tác chỉ đạo triển khai trồng rừng thay thế ở nhiều tỉnh chưa thực sự quyết liệt, đặc biệt là một số tỉnh có chỉ tiêu kế hoạch lớn; các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách để thực hiện trồng rừng thay thế đối với những dự án công cộng.
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, rét, khô hạn thất thường ảnh hưởng đến công tác phòng chống cháy rừng và thời vụ trồng rừng, đặc biệt là đợt rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc; khô hạn ở các các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh, trong năm 2017 cần tập trung cao độ, quyết liệt triển khai, đề xuất các giải pháp có chuyển biến cụ thể trong tái cơ cấu Ngành, tham mưu để hoàn thiện các cơ chế, chính sách; hoàn thành các chỉ tiêu Ngành với mục tiêu giảm 20% số vụ vi phạm và 50% thiệt hại rừng; tăng độ che phủ rừng đạt 41,45%; hoàn thành các chỉ tiêu phát triển rừng. Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn