• Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Ảnh 12
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 20
  • Ảnh 13
  • Ảnh 7
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 23
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 2
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 15
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 1
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 22
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 17
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 19
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 18
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 14
  • Ảnh 10
  • Ảnh 6
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh và chuyển hoá rừng trồng kinh doanh gỗ lớn

28/06/2016
 Dự án khuyến nông trung ương “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn (Keo lai, Keo tai tượng) và chuyển hoá rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn” được thực hiện tại 6 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Trị, Yên Bái và Cà Mau. Qua hơn 2 năm thực hiện, đã có 450 ha mô hình trồng rừng gỗ lớn, 235 ha mô hình chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, 120 ha rừng trồng chăm sóc năm thứ 2 và 69 lớp tập huấn, hội thảo với 2.335 lượt người tham gia.

Theo đánh giá, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đều cao hơn so với trồng rừng gỗ nhỏ, giá trị thu được dự tính cao gấp 2 – 3 lần. Cụ thể, với trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, 01 chu kỳ có thể đạt năng suất 200 – 250 m3 ha, người trồng rừng sẽ thu khoảng 25 – 30 triệu đồng/ha/năm. Đối với mô hình chuyển hoá rừng, năng suất đạt 150 – 200 m3/ha/chu kỳ, sẽ thu khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, đối với trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ, người trồng rừng sẽ chỉ thu bình quân 10 – 15 triệu đồng/ha/năm.

Mặc dù thời gian thực hiện mô hình ngắn, nhưng với các kết quả triển vọng như trên, cũng đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân trong việc trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Tuy nhiên, mô hình vẫn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả cụ thể.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn chỉ đạo cần bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Dự án để triển khai có hiệu quả trong 6 tháng cuối năm, tăng cường tuyên truyền, nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng cơ chế huy động sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp, bảo đảm để người dân, doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các chính sách phát triển sản xuất, nhằm thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn