• Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 8
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 20
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Ảnh 1
  • Ảnh 9
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 22
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 19
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 13
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 11
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 14
  • Ảnh 6
  • Ảnh 17
  • Ảnh 16
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 15
  • Ảnh 3
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Ảnh 23
  • Ảnh 18
  • Ảnh 5
  • Ảnh 12
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên

27/06/2016
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chủ trì và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Đồng chủ trì, có các đồng chí: Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Cao Đức Phát, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng NN-PTNT. Dự hội nghị, còn có lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và lãnh đạo năm tỉnh Tây Nguyên gồm Đác Lắc, Đác Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của rừng đối với Tây Nguyên, địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng và cho rằng Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc bảo vệ rừng. Việc bảo vệ rừng Tây Nguyên - nóc nhà Đông Dương - là đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Thời gian qua, Tây Nguyên mất 41% diện tích rừng là rất nghiêm trọng. Các cấp, ngành trong vùng chưa quan tâm đúng mức, chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ rừng. Điểm đáng lưu ý nữa là tình trạng di dân tự do từ nhiều tỉnh, thành phố đến Tây Nguyên làm trầm trọng hơn vấn nạn phá rừng. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với bảo vệ, phát triển rừng Tây Nguyên chưa thật sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

“Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân quyết tâm khôi phục, phát triển rừng Tây Nguyên bền vững, phấn đấu đạt, vượt mục tiêu đề ra, gắn với nâng cao đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích sử dụng 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh quan trọng; không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp. Đồng thời, phải đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn đầu ra cho nạn phá rừng, buôn lậu gỗ. Ngoài ra, đẩy mạnh sắp xếp lại các nông, lâm trường, ban quản lý để đất rừng có chủ, có chính sách bảo đảm thu nhập cho người bảo vệ, trồng rừng. Ngừng cấp phép các công trình thủy điện chiếm đất rừng và rừng; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với các dự án thủy điện không chấp hành quy định trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thủ tướng yêu cầu cấp ủy chính quyền, các lực lượng vũ trang vào cuộc, đấu tranh hiệu quả với nạn phá rừng, làm rõ trách nhiệm người phụ trách từng địa bàn, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Bên cạnh xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, móc nối, bao che, dung túng cho hành vi phá rừng, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cũng yêu cầu tôn vinh những tập thể, cá nhân, lực lượng làm tốt công tác bảo vệ rừng. Chủ tịch UBND các tỉnh Tây Nguyên có trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng trên địa bàn, giao nhiệm vụ này tới xã, huyện, cấp kinh phí và bố trí lực lượng kiểm lâm theo quy định. Thủ tướng yêu cầu giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do, tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng.

Theo báo cáo của các đơn vị tại hội nghị, rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nhanh cả về diện tích và chất lượng. Trong vòng 5 năm (2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên giảm hơn 300 nghìn ha, độ che phủ giảm còn 48,5%. Nguyên nhân chính dẫn tới “chảy máu” rừng Tây Nguyên là chuyển đổi rừng và phá rừng, từ việc di dân tự do, công tác quản lý, bảo vệ rừng yếu kém, quản lý các cơ sở chế biến gỗ, tụ điểm mua, bán gỗ kém hiệu quả, việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển lâm nghiệp vùng Tây Nguyên chưa đủ mạnh,... Các đại biểu thống nhất đề ra mục tiêu bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên đến năm 2020: diện tích rừng đạt 2,71 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ lên 49,8%; phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng,...

Thủ tướng chỉ đạo, thời gian tới, các tỉnh cần tập trung phát huy lợi thế so sánh, tái cơ cấu kinh tế nhanh hơn, nhất là tái cơ cấu nền nông nghiệp. Các tỉnh cần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong những tháng cuối năm với kết quả cao nhất; tăng cường liên kết vùng để khai thác những tiềm năng, thế mạnh toàn vùng; tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ tái canh cà-phê giai đoạn 2016-2020, đây là thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất là các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện tốt việc sắp xếp, đổi mới hoạt động các công ty lâm nghiệp trên địa bàn gắn với quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả; rà soát hệ thống hồ đập, thủy lợi và đầu tư xây dựng mới, góp phần chống hạn. Chăm lo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng-an ninh trong khu vực, chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, toàn diện,...

Thủ tướng cũng ghi nhận kiến nghị, đề xuất của các tỉnh Tây Nguyên, giao Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét, giải quyết, hỗ trợ các tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn