• Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 21
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 15
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 16
  • Ảnh 6
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 2
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 10
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 19
  • Ảnh 14
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 20
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 13
  • Ảnh 17
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Ảnh 7
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 1
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 22
  • Ảnh 23
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Lai Châu: Giữ rừng để hưởng lợi từ rừng

15/05/2018

Không thể phủ nhận hiệu quả của các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, trong đó có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân; chỉ có giữ rừng tốt, con người mới được thụ hưởng những giá trị to lớn từ rừng xanh đem lại.


Với diện tích rừng hiện có trên 434.521 ha, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy tỉnh Lai Châu. Cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng, chính sách chi trả DVMTR được ban hành đã tác động tích cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLBV và phát triển rừng là thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR. Các hoạt động xâm phạm, phá hoại rừng, khai thác lâm sản trái phép, tình trạng cháy rừng giảm rõ rệt, diện tích rừng cơ bản được bảo vệ tốt. Chất lượng rừng cũng như khả năng phòng hộ của rừng nâng cao. Tỷ lệ che phủ rừng của toàn tỉnh cũng tăng theo các năm.

Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có diện tích đất lâm nghiệp 257.930,1 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích rừng hiện có trên 170.194 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 162.650 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 đạt 63,52%, cao nhất tỉnh Lai Châu. Có được kết quả đó ngoài việc tăng cường công tác QLBVR và phát triển rừng thì chính sách chi trả DVMTR là yếu tố tác động tích cực nhất.

Ông Mai Văn Thạch, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, chia sẻ: Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt nhờ chính sách chi trả DVMTR, nhiều hộ đã sử dụng tiền chi trả DVMTR để tái sản xuất, mua cây giống, gia súc; đầu tư cho con cái ăn học. Trung bình một hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chi trả trên 7 triệu đồng/năm. Từ đó, ý thức, trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện được nâng cao, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy giảm rõ rệt, trên địa bàn huyện không có tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Nâng độ che phủ rừng của huyện từ 51,9%  năm 2011 lên trên 63% năm 2017.

Công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng đạt được những kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu trồng mới rừng đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Toàn tỉnh đã trồng mới 3.799 ha, trong đó, cây Quế 2.495 ha ; cây Sơn tra 423 ha, và diện tích trồng rừng thay thế 881 ha. Cùng với đó, tiếp tục chăm sóc diện tích rừng phòng hộ đã trồng  những năm trước; khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ 76.110 ha rừng.


Năm 2018, UBND tỉnh Lai Châu đặt ra chỉ tiêu nâng độ che phủ rừng  lên 49,11%. Thực hiện bảo vệ toàn bộ diện tích trên 434.521 ha rừng hiện có ; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 49.681 ha. Trồng mới 2.160 ha rừng theo đề án phát triển cây Quế và Sơn tra. Trồng mới 850 ha cây Mắc ca, nâng tổng diện tích cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh lên trên 1.800 ha. Chăm sóc 432 ha rừng trồng chuyển tiếp năm thứ 4 bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương...

Ông Nguyễn Văn Biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu, cho biết: Một trong những khó khăn trong công tác QLBVR của Lai Châu là thiếu biên chế kiểm lâm. Với diện tích rừng hiện có, theo quy định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP, ngày 16/10/2006, của Chính phủ thì biên chế kiểm lâm toàn tỉnh sẽ có khoảng 440 biên chế. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh Lai Châu chỉ có 222 biên chế kiểm lâm, tương đương với 51% so với quy định.

Năm 2017, tỉnh Lai Châu đã xảy ra 252 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuy nhiên, không có vụ việc lớn, không có tụ điểm về phá rừng trái phép. Cuối tháng 2/2018, tại khu vực đồi thuộc bản Huổi Bắc, xã Phu Ma, huyện Than Uyên, xảy ra vụ cháy đồi cao su, khiến toàn bộ 24ha cao su thuộc quản lý của Công ty Cổ phần cao su Dầu Tiếng Lai Châu, bị thiêu rụi. Vụ việc đã được cơ quan chức năng địa phương vào cuộc điều tra, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Liên quan đến các vụ phá rừng phòng hộ tại xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, trên 57m3 gỗ tròn đã được chặt hạ đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm để truy cứu trách nhiệm. Rõ ràng việc thiếu biên chế kiểm lâm đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lai Châu.

Để phát huy hiệu quả trong công tác QLBV và phát triển rừng trong thời gian tới, Chi cục sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương tích cực bảo vệ diện tích rừng hiện có. Củng cố và duy trì hoạt động của 8 Ban chỉ đạo cấp huyện, 108 Ban chỉ đạo cấp xã và 1.010 tổ chuyên trách QLBVR thôn, bản. Tiếp tục duy trì 23 chốt gác cửa rừng thuộc các xã giáp Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn. Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, lực lượng kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám chặt địa bàn và phối hợp với các chủ rừng tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Nguồn: Hà Thuận/Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 15/5