• Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 5
  • Ảnh 1
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 23
  • Ảnh 12
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 19
  • Ảnh 2
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Ảnh 8
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 9
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 16
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 22
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 20
  • Ảnh 6
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 7
  • Ảnh 21
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong việc tự quản lý bảo vệ rừng và giao khoán cho hộ gia đình quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

11/10/2017


Thực hiện kế hoạch hoạt động truyền thông, ngày 03/10/2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT), Ban quản lý rừng phòng hộ 
Sông Hương xây dựng phóng sự “Phản ánh tác động của Chính sách chi trả tiền DVMTR trong việc tự quản lý bảo vệ rừng và giao khoán cho hộ gia đình quản lý bảo vệ rừng”.
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TT Huế. Đây là đơn vị chủ rừng được cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh và nằm trong diện được chi trả tiền DVMTR.
Năm 2017, theo kế hoạch chi trả DVMTR của UBND tỉnh phê duyệt, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương với diện tích quản lý bảo vệ DVMTR 5.337,01 ha số tiền nhận được theo kế hoạch là 1.324.851.000 đồng. Để triển khai công tác bảo vệ phát triển rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương đã tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng chi trả DVMTR qua 02 hình thức: Lập 02 trạm (trạm quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Bình Điền và trạm QLBVR Hồng Tiến), mỗi trạm có 08 cán bộ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng với diện tích rừng tự thực hiện quản lý, bảo vệ:  4.411,40 ha; Giao khoán cho 06 hộ gia đình với diện tích rừng giao khoán quản lý, bảo vệ: 877,97 ha.

Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương còn thành lập Ban quản lý, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác QLBVR và cung ứng DVMTR do đồng chí Giám đốc làm trưởng ban và các thành viên thuộc các bộ phận nghiệp vụ trong đơn vị. Căn cứ vào diện tích giao khoán và đối tượng giao khoán, khi có văn bản hướng dẫn cụ thể, tiến hành chi trả tiền DVMTR đúng quy định hiện hành. Hộ được nhận khoán và các trạm QLBVR đã chủ động lập kế hoạch, đồng thời xác định các khu vực trọng điểm để thường xuyên tuần tra rừng trên địa bàn nhằm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: Khai thác, lấn chiếm đất rừng, săn bắt động vật rừng trái phép, PCCCR.

Diện tích rừng của đơn vị phần lớn nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, địa bàn chủ yếu sông nước, việc đi lại tuần tra, kiểm soát gặp không ít khó khăn. Đặc biệt mùa hè, mùa nắng nóng tiềm ẩn rất dể xảy ra cháy rừng, nên việc canh gác, tuần ra bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.
Tiền DVMTR là nguồn lực quan trọng để tập trung tổ chức thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng, đã tạo công ăn việc làm cho các hộ nhận khoán tham gia bảo vệ rừng, giúp họ có thêm thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Bên cạnh đó, các chủ rừng đã tự chủ động trang bị thêm các dụng cụ phục vụ tuần tra rừng như áo quần, mũ, dép rọ, rựa,.. để thực hiện tốt hơn nữa công tác tuần tra bảo vệ rừng được giao.
Chi trả DVMTR đã tạo cơ hội gắn kết hơn giữa các thành viên trong thôn, giữa các cộng đồng dân cư thôn, bản với chính quyền xã và đơn vị. Các hộ nhận khoán đã có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tham gia quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán. 
Việc chi trả tiền DVMTR kịp thời cho người dân trong những năm qua không chỉ giúp cho hoạt động tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn mà còn góp phần hỗ trợ đơn vị có điều kiện để tổ chức, bảo vệ tốt khi rừng được giao cho đơn vị quản lý.

Nguồn: Vương Hoa/Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế