• Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 8
  • Ảnh 14
  • Ảnh 21
  • Ảnh 18
  • Ảnh 22
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 15
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 5
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 12
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 2
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 13
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Ảnh 1
  • Ảnh 19
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 3
  • Ảnh 20
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

25/09/2017


                   Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng xã Vạn Xuân

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) để hỗ trợ một phần tài chính nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), nâng cao độ che phủ rừng, hướng tới xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân sinh sống bằng nghề rừng.

Lưu vực thủy điện Cửa Đạt có tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR là 43.274,95 ha, với 1.541 chủ rừng; trong đó, 28.512,05 ha là chủ rừng Nhà nước, UBND xã quản lý 4.698,3 ha, cộng đồng thôn quản lý 1.727,4 ha, hộ gia đình 8.337,2 ha. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác đầu tư BV&PTR để duy trì nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ mới chỉ hưởng một phần công bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí hàng năm Nhà nước hỗ trợ theo kế hoạch BV&PTR. Ngoài ra, những giá trị gián tiếp từ diện tích rừng ở nơi đây mang lại chưa được quan tâm đúng mức, nhất là từ các bên sử dụng trực tiếp các nguồn dịch vụ từ rừng.

Nhằm xã hội hóa công tác BV&PTR, tạo nguồn tài chính bền vững cho phát triển lâm nghiệp, hàng năm căn cứ vào lưu vực của nhà máy và sản lượng điện sản xuất, Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt đã chủ động nộp tiền DVMTR thông qua Quỹ Bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh để thực hiện chi trả cho các chủ rừng. Ông Lê Văn Hồng, trưởng bản Hang Cáu, xã Vạn Xuân (Thường Xuân), cho biết: Trước đây công tác bảo vệ rừng ở địa phương gặp nhiều khó khăn, tình hình an ninh rừng luôn bị đe dọa, từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, người dân tích cực tham gia quản lý, BV&PTR. Được hưởng chính sách chi trả DVMTR, đời sống của người dân trong bản được cải thiện, các hộ dân tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. 

Thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 26-3-2012 về việc triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã giao Quỹ Bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh là cơ quan chủ trì và triển khai thực hiện chính sách cho các chủ rừng nơi có lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, diện tích rừng được chi trả DVMTR là 343.304,67 ha; trong đó, 155.289,73 ha là chủ rừng Nhà nước, UBND xã; 188.011,64 ha là các hộ dân và thôn, bản, với tổng số tiền chi trả hơn 35,8 tỷ đồng. Chính sách chi trả tiền DVMTR đã giúp người dân nâng cao đời sống, bảo vệ tốt diện tích rừng, bảo đảm môi trường và bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất, hoạt động của các công trình thủy điện trên địa bàn. Đồng thời thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, góp phần bảo đảm sinh kế của những người làm nghề rừng.

Ông Lê Công Cường, Giám đốc Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh, cho biết: Rừng có vai trò rất quan trọng, không chỉ có tác dụng phòng hộ, bảo đảm môi trường, môi sinh mà còn chống bồi lắng lòng hồ, cung cấp điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện. Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần  làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân về ý thức bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, tiền thu DVMTR từ các đơn vị sử dụng DVMTR thấp hơn so với kế hoạch, do tiền DVMTR phụ thuộc vào doanh số bán hàng trong năm của doanh nghiệp sử dụng DVMTR. Phần lớn chủ rừng là các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích manh mún; nhận thức của người dân về công tác chi trả DVMTR chưa cao, tiền chi trả DVMTR thấp, nhưng số lượng chủ rừng trong lưu vực lại lớn, nên mức chi trả trên một đơn vị diện tích (ha) thấp.

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách chi trả DVMTR tới các chủ rừng  trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng tới chủ rừng ở vùng sâu, vùng xa.

Nguồn: Lê Hợi/Báo Thanh Hóa