• Ảnh 18
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 16
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Ảnh 20
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 23
  • Ảnh 6
  • Ảnh 9
  • Ảnh 1
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 7
  • Ảnh 8
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 13
  • Ảnh 12
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 14
  • Ảnh 2
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 10
  • Ảnh 21
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 5
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Ảnh 17
  • Ảnh 22
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 19
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Việt Nam tham dự Đại hội Lâm nghiệp Thế giới lần thứ 14 tại Nam Phi

16/09/2015
 Đại hội Lâm nghiệp Thế giới (WFC) là sự kiện lớn nhất về lâm nghiệp trên toàn cầu được Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) tổ chức định kỳ 6 năm một lần theo hình thức luân phiên qua 5 châu lục. WFC lần thứ 14 được tổ chức tại thành phố Durban, Nam Phi từ ngày 7-11/9/2015 với 4000 đại biểu đến từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại hội đã vinh dự đón nhiều quan chức cấp cao của Liên Hiệp quốc, lãnh đạo hơn 54 tổ chức quốc tế, Bộ trưởng và lãnh đạo ngành lâm nghiệp trên toàn thế giới tham dự.
       Đoàn Việt Nam tham dự  WFC lần thứ 14 gồm 18 đại biểu, đại diện cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Nông dân Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các dự án quốc tế khác do ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, làm Trưởng đoàn.
        Đại hội lần này mang chủ đề 'Rừng và Con người: Đầu tư cho tương lai bền vững' nhằm mục đích cho mọi người thấy rằng đầu tư vào rừng là đầu tư vào con người và kết quả là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Đại hội tập trung vào thảo luận làm thế nào để quản lý bền vững một trong nguồn tài nguyên quí giá nhất của trái đất- đó là rừng - thông qua thảo luận vai trò của rừng với cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, tạo việc làm và sự bình đẳng cho các cộng đồng và người dân địa phương và mối quan hệ của rừng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước. Đồng thời, Đại hội cũng xem xét, phân tích và khuyến nghị về vấn đề quản trị rừng, cấu trúc quản lý và thể chế ngành lâm nghiệp để có thể thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững cho tất cả các loài rừng trên toàn cầu. 
      Báo cáo mong chờ nhất của Đại hội là 'Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2015' do FAO công bố đình kỳ 5 năm/lần. Đây là báo cáo đặc biệt vì FAO đã thu thập số liệu từ 234 quốc gia trên toàn thế giới, cùng với sự so sánh và phân tích sâu sắc của các chuyên gia về xu hướng, nguyên nhân mất rừng và tăng diện tích rừng cho từng châu lục trong vòng 25 năm qua. Báo cáo đã nhấn mạnh rằng, năm 2015 diện tích rừng toàn thế giới là 3.999 triệu ha chiếm 30,6% diện tích toàn cầu, giảm nhẹ so với năm 1990 là 4.128 triệu ha, chiếm 31,6%. Báo cáo đã đặc biệt nhấn mạnh là giai đoạn 2010-2015 rừng trên toàn thế giới đã được quản lý tốt hơn so với giai đoạn trước, chủ yếu là do các quốc gia đã cải thiện khuôn khổ pháp luật và ban hành nhiều chính sách phù hợp. Nơi diện tích rừng mất nhiều nhất là Châu Phi và Châu Mỹ- La tinh, còn nơi diện tích rừng tăng nhiều nhất là Châu Mỹ và Châu Á, trong đó Châu Mỹ được coi là nơi rừng được quản lý tốt nhất. Quốc gia mất rừng nhiều nhất là Brazil với diện tích là 984.000 ha/năm, tiếp theo đó là Indonesia với 684.000 ha/năm. Quốc gia có diện tích rừng tăng nhiều nhất là Trung Quốc với mức tăng trung bình là 1.542.000 ha/năm, tiếp theo đó là Úc với 308.000 ha/năm. Việt Nam đứng thứ 9 trong 10 quốc gia có diện tích rừng tăng nhiều nhất trên thế giới, với mức tăng trung bình là 129.000 ha/năm.
         Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực tại Đại hội WFC lần thứ 14 với 4 bài trình bày tại 4 phiên chuyên đề, gồm có: Chính sách chi trả dịch vụ mội trường rừng Việt Nam; Cải thiện phương pháp điều tra rừng để có thông tin tốt hơn cho quản trị rừng; Quyền hưởng dụng rừng và lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam; Xây dựng năng lực quản trị rừng cho đầu tư chiến lược vào ngành lâm nghiệp, biến đổi khí hậu và sinh kế. Ngoài ra, đoàn Việt Nam đã tham gia vào ba phiên đối thoại cấp cao và Chương trình rừng và trang trại (FFF); Lâm nghiệp cộng đồng trong khối ASEAN và Đánh giá tài nguyên mây tre thế giới. Việt Nam cũng tham gia triển lãm poster chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng phương pháp SMART trong quản lý vườn quốc gia. Bên lề Đại hội, đoàn Việt Nam đã có buổi họp song phương với Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc và Cơ quan Lâm nghiệp Hoa Kỳ thảo luận về tiến trình thực hiện các MOU ký kết giữa Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam với các cơ quan này.
         Đại hội đã kết thúc tốt đẹp với tuyên bố Durban về 'Tầm nhìn của rừng và lâm nghiệp đến năm 2050' với 3 quan điểm chính là: rừng không chỉ cung cấp gỗ mà là rừng nền tảng cho an ninh lương thực và cải thiện sinh kế; rừng cần được quản lý theo phương thức sử dụng đất tổng hợp; và rừng là giải pháp sống còn cho các biện pháp giảm thiểu và thích ứng của biển đổi khí hậu. Đại hội cũng nhất trí với hai Thông điệp gửi Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu và Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về thông qua mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
Đại hội đã nhất trí là WFC lần thứ 15 sẽ được tổ chức vào năm 2021 ở  Châu Á tại một trong hai quốc gia là Hàn Quốc hoặc Liên bang Nga./.
Nguồn: mard.gov.vn