• Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 11
  • Ảnh 22
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 13
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 15
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 20
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Ảnh 9
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 21
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 23
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 17
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 12
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 1
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 19
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu nhiệm vụ của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

11/09/2015
 Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng chính phủ, đến hết năm 2005, cả nước đã trồng mới được 1.309.371 ha, trong đó rừng phòng hộ 620.567 ha; rừng đặc dụng 24.247 ha; rừng sản xuất 664.557 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 764.000 ha; độ che phủ rừng đạt 37%. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, khả năng về đất đai và vốn, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006 - 2010, cụ thể như sau: - Bảo vệ có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng hiện có, nhất là rừng tự nhiên, trong đó khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng mỗi năm 1,5 triệu ha. - Trồng mới 1.000.000 ha, trong đó 250.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (bình quân mỗi năm trồng 50.000 ha), 750.000 ha rừng sản xuất (bình quân mỗi năm trồng 150.000 ha). - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 803.000ha, trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 403.000ha, khoanh nuôi mới 400.000ha. - Tổng dự toán vốn đầu tư là 14.653 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 4.515 tỷ đồng, vốn vay và nguồn vốn khác phục vụ trồng rừng sản xuất là 9.000 tỷ đồng, vốn dự phòng 1.138 tỷ đồng. - Sau khi hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 đã được điều chỉnh, Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn và điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia để đạt mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính của Dự án đến hết năm 2009 (sau 11 năm thực hiện Dự án) như sau: - Khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ (bình quân): 2.598.210 ha/năm; - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: 1.088.000 ha, riêng 4 năm 2006 – 2009 bình quân là 868.336 ha; - Trồng mới: 2.176.318 ha (trong đó có 834.439 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, 1.341.879 ha rừng sản xuất), riêng 4 năm 2006 – 2009 là 866.947 ha (trong đó rừng trồng phòng hộ, đặc dụng 189.625 ha, rừng trồng sản xuất 677.322 ha). - Vốn đầu tư ước thực hiện: 13.131.311 triệu đồng (trong đó vốn ngân sách là 5.210.343 triệu đồng, các nguồn vốn khác là 7.920.968 triệu đồng), riêng 3 năm 2006 – 2008 là 5.196.374 triệu đồng (trong đó vốn ngân sách là 2.150.000 triệu đồng và các nguồn khác là 3.046.374 triệu đồng). Như vậy, so sánh kết quả đạt được trong 4 năm (2006 - 2009) với Nghị quyết 73 của Quốc hội thì các chỉ tiêu chính so với kế hoạch giao hàng năm đều thực hiện vượt. Đến nay, một số chỉ tiêu nhiệm vụ chính so với Nghị quyết đã gần xong như: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đạt 94%, trồng rừng đạt 81% (riêng trồng rừng phòng hộ, đặc dụng mới đạt 74%, trồng rừng sản xuất đạt 90,3%) trong khi vốn đầu tư mới đạt 75% (trong đó ngân sách nhà nước đạt 71% và các nguồn vốn khác đạt 50,5%). Nhiệm vụ kế hoạch 2010 phải hoàn thành so với Nghị quyết 73 của Quốc hội: -  Khoán quản lý bảo vệ rừng: 1.500.000 ha/năm. -  Khoanh nuôi tái sinh: 668.771 ha. - Trồng rừng mới: 137.000 ha, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng: 61.000 ha và rừng sản xuất là 76.000 ha. Những khó khăn và tồn tại chủ yếu hiện nay: Bảo vệ rừng: - Việc lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương còn chậm, ảnh hưởng đến việc xây dựng các dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn. - Công tác khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân ở một số nơi hiệu quả còn thấp, người nhận khoán vẫn nhận tiền, nhưng không thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, rừng vẫn bị phá, nhưng chưa quy được trách nhiệm cụ thể;  Phát triển rừng: - Thời tiết Vụ xuân năm 2010 khô hạn kéo dài đã gây không ít khó khăn cho công tác chuẩn bị cũng như tổ chức thực hiện trồng rừng vụ xuân. - Vốn đầu tư theo yêu cầu của Dự án còn thiếu so với kế hoạch của Nhà nước giao nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phân giao kế hoạch cho các dự án cơ sở và chuẩn bị thi công trồng rừng, - Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, nhưng vẫn còn một số địa phương chưa giao đủ kế hoạch cho các dự án cơ sở, đặc biệt là kế hoạch trồng rừng phòng hộ, đặc dụng. - Diện tích trồng rừng phòng hộ còn lại tập trung ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, độ dốc lớn, xa dân cư, manh mún phân tán, điều kiện trồng rừng rất khó khăn, đơn giá nhân công thấp nên khó huy động được người dân tham gia. - Trồng rừng sản xuất của một số tỉnh như Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) chưa có đầu ra, hiệu quả chưa cao trong khi đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ gia đình không có vốn để đầu tư vào trồng rừng, các doanh nghiệp do điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng miền núi cao khó khăn, thấp kém, nên chưa phát huy được hiệu quả Một số giải pháp chính Về công tác bảo vệ rừng - Tiếp tục làm rõ trách nhiệm của chủ tịch Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. - Đảm bảo nguồn lực cho UBND cấp xã tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.  - Khi triển khai thực hiện các công trình thuỷ điện, cần tiến hành các giải pháp đồng bộ để ổn định đời sống của người dân trong vùng quy hoạch thực hiện dự án; tránh tình trạng quy hoạch khu tái định cư không theo quy hoạch, không bố trí đất sản xuất cho người dân, dẫn đến tình trạng phá rừng lấy đất làm nương rẫy. - Tổ chức quy hoạch và quản lý các diện tích nương rẫy (khoảng 1,2 triệu ha) đảm bảo duy trì phương thức canh tác truyền thống của người dân nhưng giảm thiểu nguy cơ phá rừng, cháy rừng.  Tập trung chỉ đạo công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và tr��ng rừng. - Các ngành, các cấp tập trung tổ chức thực hiện Chỉ thị số 334/CT-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các địa phương cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch và giao cho ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện. Đặc biệt ưu tiên bố trí vốn và chỉ đạo quyết liệt việc hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đã giao. - Chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ rừng. Kiên quyết đấu tranh chống lâm tặc và các hành vi xâm phạm rừng trái pháp luật, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để trồng cây công nghiệp cũng như xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện. Những địa phương để phá rừng nghiêm trọng phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc và cần có biện pháp xử lý trách nhiệm theo quy định hiện hành để nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng. - Các địa phương căn cứ quỹ đất sau khi đã rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tập trung đầu tư cho các vùng trọng điểm: trồng rừng phòng hộ ven biển, biên giới; rừng phòng hộ cho các hồ đập lớn, nhất là ở vùng Tây Bắc. - Tăng cường công tác tuyên truyền về Dự án 661, công khai các chính sách đối với người dân. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ dự án ở cấp cơ sở về việc thực hiện các chính sách mới ban hành.  Tiếp tục đổi mới  cơ chế, chính sách: - Tiếp tục giải quyết vấn đề đất đai: hoàn thiện quy hoạch 3 loại rừng, cả trên bản đồ và ngoài thực địa; xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp; đẩy mạnh giao đất, giao rừng để mỗi khu rừng, mỗi khu đất lâm nghiệp đều có chủ quản lý cụ thể; giải quyết các tranh chấp đất đai, giao, cho thuê đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế. - Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh; tăng cường năng lực các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng. - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển lâm sản và quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Có cơ chế nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Coi cấp xã là địa bàn trọng tâm trong việc tổ chức công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để UBND cấp xã thực sự có trách nhiệm, thẩm quyền, kinh phí và phương tiện để thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở, gắn rừng với người dân.     Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát  việc thực hiện dự án.     Ở Trung ương, Ban chỉ đạo dự án phân công các thành viên là các Bộ, ngành phụ trách từng vùng để chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra ở địa phương.     Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ động kiểm tra và tham gia các đợt giám sát việc thực hiện dự án ở các địa phương của các cơ quan của Quốc hội.     Ở địa phương, Ban điều hành dự án và Ban quản lý dự án cấp tỉnh chủ động, thường xuyên thực hiện kiểm tra các dự án cơ sở  
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn