• Ảnh 3
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 22
  • Ảnh 15
  • Ảnh 20
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 17
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 16
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 10
  • Ảnh 14
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Ảnh 13
  • Ảnh 12
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Ảnh 2
  • Ảnh 18
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 19
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 8
  • Ảnh 23
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Bảo vệ tê giác ngay trong nhận thức của cộng đồng xã hội

10/07/2015
Bảo vệ tê giác ngay trong nhận thức của cộng đồng xã hội
 
Tương lai hoặc không có tương lai dành cho tê giác, điều đó phụ thuộc vào nhận thức và hành động của cộng đồng xã hội. Từ 05 loài và phân loài, tê giác thế giới hiện chỉ còn 03 loài và phân loài và hầu hết đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nhận thức đúng về điều này, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác cho nhiều đối tượng bao gồm giáo viên, học sinh, sinh viên, doanh nhân, hội phụ nữ. Tiếp tục và kiên trì mục tiêu bảo tồn loài tê giác, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, ngày 19/6/2015 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phối hợp với tổ chức Humane Society International (HSI) tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác cho đối tượng là hơn 200 cán bộ công chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bộ, ngành trung ương. Chiến dịch đã mang lại những kết quả đầu tiên, nhận thức của nhiều người về vai trò của tê giác trong thiên nhiên cũng như tính cấp thiết của công tác bảo tồn tê giác đã được nâng cao.
Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) khẳng định: “Giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác là một chủ trương lớn và là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Do đó, tôi đề nghị tất cả toàn bộ các đồng chí tập trung, theo dõi và đưa ra các ý kiến đóng góp, thảo luận hiệu quả, tích cực để góp phần giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam”.
Hoan nghênh chủ trương và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là việc ban hành và thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/2/2014 về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bà Teresa Telecky, đại diện HSI cho rằng những nỗ lực của Việt Nam với nhu cầu về sử dụng sừng tê giác đã giảm 33% là minh chứng sống động trong công cuộc bảo vệ loài thú quý hiếm của thế giới. Đại diện của HSI cũng đánh chiến dịch giảm cầu sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam được thể hiện có chiều sâu với tác động lan tỏa trong cộng đồng xã hội.
Tại hội nghị, các đánh giá, nhìn nhận, chia sẻ từ góc độ cơ quan quản lý của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và từ nhìn nhận của các tổ chức xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hải Phòng, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đang đi đúng hướng để giải quyết một vấn thách thức đã tồn tại trong nhiều năm qua, đó là giảm nhu cầu sử dụng sừng Tê giác không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.
Chiến dịch giảm cầu sử dụng sừng tê giác đi được gần một nửa chặng đường nhưng chắc chắn tác động của chiến dịch đã, đang và tiếp tục góp phần thể hiện chủ trương và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) mà Việt Nam là thành viên.