• Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 11
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 19
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 16
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Ảnh 6
  • Ảnh 15
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 18
  • Ảnh 1
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 13
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 3
  • Ảnh 12
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 22
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 14
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 17
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 21
  • Ảnh 20
  • Ảnh 5
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới với các nước châu Phi.

09/11/2015
 Tham dự cuộc họp quan trọng này có Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Đối ngoại, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Vụ Tây Á – Châu Phi (Bộ Ngoại giao), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique. Đại diện Cơ quan quản lý CITES, Hải quan, Cảnh sát, Tòa án các nước Kenya, Tanzania và Mozambique và một số tổ chức như Traffic, WCS, WWF, PanNature,…
Trong những năm gần đây, buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới là một trong những vấn nạn nhức nhối đặt ra đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo ước tính, giá trị của các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã đạt gần 10 tỉ USD mỗi năm. Buôn bán trái phép động vật hoang dã không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, sự sinh tồn của các loài trong tự nhiên mà còn tước đi sinh kế hợp pháp của cộng đồng địa phương, người dân bản địa, đặc biệt là ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các chính phủ.
Đối với khu vực châu Phi, đặc biệt là Kenya, Mozambique và Tanzani, chảy máu động vật hoang dã, nhất là ngà voi, sừng tê giác luôn luôn là điểm nổi bật. Ở chiều ngược lại, Việt Nam luôn được xem là quốc gia trung chuyển các bộ phận, dẫn xuất của động vật hoang dã có nguồn gốc từ châu Phi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2014, lực lượng Hải quan đã phát hiện và bắt giữ 53 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã qua biên giới, trong đó có 36 vụ vận chuyển trái phép ngà voi và sừng tê giác, tịch thu 8,9 tấn ngà voi, 178,155kg sừng tê giác và 1,5 tấn vảy tê tê.
Điều đáng nói hơn cả là các đối tượng vận chuyển, buôn bán có chiều hướng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi trong khi lực lượng chức năng còn hạn chế về nguồn lực (con người, trang thiết bị), cơ chế chính sách xử lý chưa đồng bộ. Ở điểm xuất phát, cả Kenya, Tanzania và Mozambique đều có chung đường biên giới dài, nhiều đường mòn, lối mở với Uganda, Cộng hòa dân chủ Công gô, Rwanda, Burundi, Zambia, Malawi nên đều gặp nhiều khó khăn, thách thức về nguồn nhân lực và kinh phí trong công tác bảo vệ và bảo tồn động vật hoang dã. Bên cạnh đó còn có khó khăn từ sự gia tăng thị trường sinh lợi cho việc buôn bán bất hợp pháp tại các nước Châu Á và nhận thức chưa đầy đủ về các tội phạm môi trường giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Thiếu thông tin và tham nhũng cũng là những khó khăn không nhỏ. Đặc biệt, chỉ riêng Kenya đã bị thiệt hại khoảng 200 cá thể tê giác và 2,000 cá thể voi do nạn săn bắn bất hợp pháp trong khoảng thời gian 2005-2015.
Chính vì vậy, đối thoại đa phương giữa Việt Nam, Kenya, Tanzania và Mozambique là tiền đề quan trọng để hợp tác xuyên châu lục Á – Phi trong phòng chống tội phạm động vật hoang dã xuyên biên giới. Đối thoại này cũng nhằm thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế: Công ước CITES, Tuyên bố London tháng 2/2014 và Tuyên bố Kasane tháng 3/2015 về buôn bán trái phép động vật hoang dã. Bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam nhấn mạnh tại buổi Đối thoại: “Hợp tác đa phương giữa các Cơ quan quản lý và Cơ quan thực thi các nước đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy việc chia sẽ thông tin, tăng cường năng lực, cung cấp các cơ sở pháp lý, điều tra chống buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã”.   
Tại đối thoại, các đại biểu đã nhất trí mục tiêu chung xây dựng cơ chế để các nước cùng phối hợp, phát hiện và xử lý tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến động vật hoang dã. Đồng thời, 5 hướng ưu tiên trong hợp tác giữa Việt Nam, Kenya, Tanzania và Mozambiquec cũng được đưa ra đó là:  (1) Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để thu thập bằng chứng, đặc biệt khi thu thập bằng chứng xuyên biên giới dưới các thể chế pháp luật khác nhau, (2) Xây dựng các đầu mối liên hệ để duy trì quan hệ và cung cấp hỗ trợ tư pháp, (3) Tăng cường sử dụng Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa các chính phủ bị ảnh hưởng bởi tội phạm về động vật hoang dã, (4) Tăng cường nhận thức cộng đồng ở các nước là thị trường về sản phẩm trái phép và tác động tiêu cực lên các nước cung cấp, cũng như thể chế liên quan và (5) Tăng cường năng lực thực thi của các cơ mỗi nước, cùng hướng tới mục đích toàn cầu: bảo tồn động vật hoang dã, một trong những vẻ đẹp thiên nhiên thế giới thông qua hợp tác thực thi CITES.