• Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 10
  • Ảnh 21
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 6
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 14
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Ảnh 9
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 15
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 18
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Ảnh 12
  • Ảnh 7
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 22
  • Ảnh 19
  • Ảnh 23
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Sơn La: Quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số

18/01/2024
Ngày 05/01/2024, tại Thành phố Sơn La, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La”.

Dự Hội nghị, có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Điều phối viên quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Việt Nam (UNDP/GEF/SGP); lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; đại diện UBND huyện Mường La, Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ và các xã vùng triển khai dự án.

Dự án do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đồng chủ trì, thực hiện từ 7/2022 đến tháng 11/2023 trên địa bàn 4 xã: Ngọc Chiến, huyện Mường La; Suối Bàng, huyện Vân Hồ; Mường Sang, huyện Mộc Châu; Long Hẹ, huyện Thuận Châu; tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng (Trong đó: Kinh phí GEF SGP tài trợ, 1,046 tỷ đồng, vốn đối ứng 1,4 tỷ đồng); nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân và cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng bộ quy ước quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng cho quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao sinh kế cho người dân. Đồng thời, thúc đẩy cộng đồng quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng; lưu giữ, bảo tồn các tập quán, nghi lễ tín ngưỡng của cộng đồng và những nét văn hóa dân tộc đặc trưng.


Qua hơn 01 năm triển khai dự án, Ban điều hành, nhóm chuyên gia và cán bộ hiện trường dự án đã phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai 58 hoạt động gồm: tổ chức 02 Hội thảo, hỗ trợ tổ chức 01 Lễ hội, phục dựng 01 Lễ cúng, 33 lớp tập huấn, 21 cuộc họp tại 04 xã Ngọc Chiến, Long Hẹ, Suối Bàng, Mường Sang.


Dự án đã đào tạo, nâng cao năng lực cho 1215 lượt người, trong đó nữ 340 người chiếm 28%. Xây dựng 36 bộ quy chế tại các bản thí điểm xây dựng bộ quy ước quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cho quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao đời sống người dân.

Báo cáo tại hội nghị, PGS TS Trịnh Văn Tùng - Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trưởng đoàn đánh giá độc lập nhận định mặc dù dự án có kinh phí khiêm tốn nhưng khối lượng công việc đồ sộ được triển khai trên phạm vi rất rộng, các kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, đặc biệt là những lợi ích mà người dân được thụ hưởng. Dự án đã cho thấy sự đồng thuận, sự vào cuộc một cách tích cực, chủ động của người dân vùng dự án và các bên có liên quan. Những kết quả này đã, đang và sẽ tiếp tục tác động lâu dài đến nhận thức của chính quyền và người dân địa phương trong việc bảo vệ, quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá và phát triển sinh kế bền vững tại địa phương. Nói cách khác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống chính là bảo tồn và phát huy sự khác biệt, sự đa dạng về văn hóa dân tộc đặc biệt của các dân tộc thiểu số trong và ngoài vùng dự án. Chính quyền địa phương đã và đang coi người dân là chủ thể chính trong việc bảo vệ rừng, phát triển sinh kế gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là cơ sở quan trọng để chính quyền địa phương tạo động lực, tiếp tục khơi dậy tiềm năng và tiềm lực của người dân nói chung và của cộng đồng nói riêng.

Trao tặng giấy cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu



Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Điều phối viên quốc gia, ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của dự án đồng thời đề nghị Ban điều hành tiếp tục phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương triển khai
, nhân rộng các kết quả, đặc biệt là Quy chế quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của cộng đồng và mô hình quỹ tiết kiệm tự quản; Tiếp tục đề xuất ý tưởng triển khai giai đoạn tiếp theo với Hội đồng Quốc gia Quỹ môi trường toàn cầu.../.

Nguồn: Lê Mạnh Thắng/Quỹ BV&PTR tỉnh Sơn La