• Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 10
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 1
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 16
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 23
  • Ảnh 15
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Ảnh 7
  • Ảnh 19
  • Ảnh 13
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 2
  • Ảnh 21
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 17
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 20
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 18
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Ảnh 6
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Ảnh 3
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Hiệu quả của công tác tuyên truyền trong việc quản lý, bảo vệ rừng

30/05/2019

 Nhiều năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét cho người dân ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Nhờ nguồn tiền từ chính sách trên mà cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân thiểu số đang đổi thay từng ngày. Cùng với đó, những mảng xanh đang ngày một sinh sôi. Để có được thành quả này, những người làm công tác tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã không ngừng sáng tạo trong công tác tuyên truyền.
Nhằm đem lại hiệu quả rõ nét, giúp người dân sống quanh rừng hiểu được hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển rừng, những ngày qua, các cán bộ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đang đến từng thôn, làng để tuyên truyền cho người dân nơi đây biết được tác dụng của chính sách trên. Nhiều cách làm hay, trực quan, sinh động đã đem lại hiệu quả rõ nét, giúp người dân hiểu rõ nội dung được chuyển tải.

Nhà rông truyền thống của làng Đăk Wâk, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei hôm nay đông hơn ngày thường. Ngay từ sáng sớm, đông đảo bà con dân làng tập trung nghe cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum phổ biến về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đại diện các hộ dân cũng được chia thành nhiều nhóm, cùng bàn bạc, thảo luận về những nội dung được phổ biến, như cách quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả; sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng sao cho hợp lý; sắp xếp việc sản xuất dưới tán rừng thế nào cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Theo ông A Tùng, Trưởng thôn Đăk Wâk, các buổi tập trung như thế này, nhận thức về bảo vệ rừng và phát triển sinh kế dưới tán rừng của bà con đã được nâng lên rõ rệt. “Hàng năm nhờ nguồn tiền từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum mà đời sống của người dân được nâng lên rõ nét. Người dân sống quanh rừng, tham gia bảo về rừng lại còn được nhận tiền từ việc bảo về và phát triển rừng nên ai cũng phấn khởi. Có thu nhập, gắn trách nhiệm nên người dân phấn khởi tham gia bảo vệ rừng. Có thêm tiền từ quỹ, người dân tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, phát triển sinh kế.” A Tùng khẳng định.
Làng Đăk Wâk hiện có 300 hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng cộng đồng với tổng diện tích hơn 400 ha. Cùng với đó, có 5 hộ dân nhận khoán quản lý theo hộ gia đình với diện tích gần 100 ha. Ông A Trầm, một chủ hộ nhận khoán quản lý hơn 18ha rừng ở đây cho biết, mỗi năm, gia đình ông nhận được khoảng 13 triệu đồng tiền chi trả. Gia đình ông đã biết lập kế hoạch chi tiêu, kế hoạch sản xuất ngay trên diện tích rừng được giao cũng như đầu tư giống cây trồng vào ruộng vườn. Ông A Trầm tin tưởng, không lâu nữa, gia đình sẽ có thêm các nguồn thu khác để nâng cao đời sống.“Ngoài chi trả tiền, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum còn tổ chức các buổi tập huấn về bảo vệ và phát triển rừng, tôi thấy rất hữu ích, để giúp mình học được những gì đó về mình áp dụng trong cuộc sống. Mình nhận được tiền, mình phát triển sinh kế được tốt hơn. Có thể mình nhận tiền rồi mình đầu tư, trang trải trong gia đình, mua thêm cây con giống.”A Trầm khẳng định.
Trong khi đó, anh A Thẳng, Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong cho biết, chính quyền xã xác định quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm và thu hút người dân bảo vệ rừng là giải pháp cốt lõi. Vì thế, xã thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện công tác tuyên truyền đến tận buôn làng về quyền và nghĩa vụ của người dân khi tham gia quản lý bảo vệ rừng và hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Công tác tuyên truyền  sinh động, trực quan đã giúp các hộ dân không những nhận thức được tầm quan trọng của rừng mà bà con đã bắt đầu biết cách sử dụng tiền chi trả để phục vụ phát triển sinh kế, đời sống. “Về nhận thức của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng thì rừng đã giao cho các hộ gia đình theo Quyết định 178 hay giao rừng cho cộng đồng thì hầu như bà con đã nhận thức  rõ nội dung này. Hàng tháng, hàng tuần tổ chức phân công tổ đội đi tuần tra rừng thường xuyên nên về tác động đến rừng thì hạn chế rất nhiều so với trước  đây. Đối với hiệu quả sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng thì bà con cũng đầu tư vào chăn nuôi và hiệu quả rất là tốt.
Theo ông Lê Tiến Trung, Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Đăk Glei cho biết, ngay từ đầu năm đến nay Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm về công tác tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã ban hành kế hoạch để phối hợp với hạt kiểm lâm và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn mà có diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng để về tuyên truyền cho bà con về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cụ thể, đầu năm đến nay Quỹ bảo vệ phát triển rừng đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm và chính quyền các xã triển khai tuyên truyền ở 10 xã, thị trấn có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Nội dung chủ yếu là tổng quan về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; mức chi trả; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan; và hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chi trả qua tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó thì ngoài những chính sách, bà con còn được hướng dẫn phát triển sinh kế từ nguồn dịch vụ môi trường rừng; tổ chức hướng dẫn cách thức tuần tra bảo vệ rừng và phát hiện những hành vi vi phạm và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng đối với những hành vi xâm phạm với tài nguyên rừng để cơ quan chức năng xử lý.

Tham gia các buổi tuyên truyền, Hạt Kiểm lâm còn nói về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của con người; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với việc nhận khoán bảo vệ rừng. Và từ đó là nâng cao được nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng… Có thể nói, qua buổi tuyên truyền, nhận thức người dân thì cũng từng bước được nâng lên. Vì có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thì quyền lợi của người dân được cải thiện; người dân có điều kiện để tạo sinh kế, sống nhờ vào rừng nên là người dân coi việc bảo vệ rừng là bảo vệ cái tài sản của Nhà nước nói chung, tài sản của dân làng, cũng như của gia đình của họ.
Huyện Đăk Glei cũng là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người dân sống trên diện tích rừng trên địa bàn huyện là tương đối nhiều. Nhiều năm qua, nhờ công tác tuyên truyền tốt mà nhiều năm qua các cánh rừng nơi đây luôn được các cấp chính quyền quản lý và bảo vệ tốt. Cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày trong đó có sự đóng góp không nhỏ bởi nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum.

Nguồn: Thảo My - Baotintuc.vn