• Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 17
  • Ảnh 22
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 9
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 23
  • Ảnh 12
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Ảnh 8
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 14
  • Ảnh 18
  • Ảnh 6
  • Ảnh 13
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 3
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 16
  • Ảnh 10
  • Ảnh 19
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 21
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 2
  • Ảnh 15
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 20
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Rừng xanh trở lại

23/10/2018
1.181 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trong 7 năm (từ năm 2012 đến nay) và tỷ lệ che phủ tăng từ 41,6% (năm 2011) lên 48,16% (năm 2017) đồng nghĩa màu xanh của rừng đã trở lại và sinh kế của các hộ nhận khoán bảo vệ  rừng trong tỉnh Lai Châu được cải thiện đáng kể.

Đất rừng thu hẹp, đất trống, đồi núi trọc mở rộng theo từng mùa canh tác; thiên tai, lũ lụt, hạn hán, nương rộng bỏ hoang vì thiếu nước sản xuất... là thực trạng của tỉnh nhiều năm về trước. Trước nhu cầu bức thiết đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương phối hợp tăng cường công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Cùng với đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả DVMTR gắn với bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá.

 

Nhân dân xã Thân Thuộc (huyện Tân Uyên) phát dọn thực bì phòng chống cháy rừng.

Ông Nguyễn Trọng Lịch - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu khẳng định, với phương châm thực hiện chính sách chi trả DVMTR đó là “lấy rừng nuôi rừng” thực sự đã tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong tỉnh; đảm bảo quyền lợi cho những người làm nghề rừng, từ đó giúp họ thêm niềm tin, động lực gắn bó hơn với rừng. Qua 7 năm thực hiện tại tỉnh ta, chính sách đã và đang góp phần nâng cao trách nhiệm, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng. Điều này thể hiện ở việc, các xã, thị trấn đều thành lập được Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng, ban hành nội quy hoạt động; cắt cử các thành viên trực 24/24h vào thời gian cao điểm; thành lập tổ, đội xung kích phòng cháy chữa cháy tại thôn, bản, khu dân cư. Mùa khô hanh, thành viên của tổ, đội xung kích thường xuyên tuần tra, kiểm soát tại các cánh rừng. Đặc biệt, việc bảo vệ, phát triển rừng được đưa vào quy ước, hương ước của bản làng, có mức xử phạt cụ thể đối với trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR được Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm huyện, các địa phương chú trọng thực hiện qua phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, họp bản. Đồng thời, xây dựng biển báo tại khu vực được chi trả tiền DVMTR, bảng quy định chức năng, nhiệm vụ của UBND xã, phường, thị trấn, trưởng bản, tổ dân phố trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Hạt Kiểm lâm phối hợp với các bản, khu dân cư tổ chức ký cam kết với hộ dân trong việc bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

Công tác chi trả tiền DVMTR được Quỹ thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy định, đặc biệt là thanh toán cho Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố để các đơn vị thanh toán cho người nhận khoán thời điểm trước tết nguyên đán. Nhờ đó, số vụ phá rừng, cháy rừng, diện tích cháy cũng như số vụ vi phạm lâm luật giảm đáng kể, trên địa bàn tỉnh không có tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái phép; tình trạng di cư tự do giảm; diện tích rừng cũng như tỷ lệ che phủ rừng tăng hàng năm.

Không chỉ vậy, sinh kế của hơn 73 nghìn hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trong tỉnh được cải thiện đáng kể. Điển hình là với đơn giá chi trả tiền DVMTR trong năm nay dự kiến là 1,1 triệu đồng/ha thì thu nhập của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh dự kiến đạt 5,8 triệu đồng/hộ. Từ nguồn thu nhập này không chỉ giúp các gia đình thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất mà còn đóng góp thiết thực vào duy trì hoạt động của các tổ, đội xung kích phòng cháy chữa cháy, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Bản Hô Pù (xã Hố Mít, huyện Tân Uyên) quản lý, bảo vệ 467,6ha rừng. Bảo vệ màu xanh cho rừng, bản thành lập tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng (60 chủ hộ trong bản tham gia thành viên của tổ); trong quy ước quy định mức xử phạt các trường hợp xâm phạm rừng (gây cháy, khai thác gỗ, phá rừng làm nương) và số tiền đó trừ trực tiếp vào tiền DVMTR.

Anh Tráng A Dua - Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Hô Pù cho biết, trước kia cuộc sống của dân bản phụ thuộc nhiều vào rừng (đốt rừng làm nương, săn bắt thú, cặt cây lấy gỗ, củi), do vậy diện tích rừng thu hẹp, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng cạn kiệt dần. Các cơ quan chuyên môn của huyện, cấp ủy, chính quyền xã phối hợp với bản tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và trồng cây thảo quả dưới tán rừng để có nguồn thu nhập ổn định. Cùng với đó, nguồn thu từ chi trả DVMTR tăng hàng năm đã giúp bà con nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng. Nếu như năm 2016, 60 hộ trong bản nhận được bình quân 5 triệu đồng/hộ thì năm 2017 tăng lên 8 triệu đồng và theo thông báo năm nay số tiền này cũng tăng lên đáng kể.

Từ tiền DVMTR, mỗi năm bản Hô Pù thống nhất trích 500 nghìn đồng/hộ làm quỹ phòng cháy chữa cháy rừng. Năm nay, khi triển khai thi công 2 tuyến đường nội đồng và nội bản, ngoài hiến đất, mỗi hộ thống nhất đóng góp 2 triệu đồng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Và, cuối năm nay, sau khi nhận được số tiền DVMTR bà con sẽ hoàn lại cho bản để thanh toán cho đơn vị thi công.

Rừng xanh trở lại giúp bầu không khí trong lành hơn, nguồn nước tưới dồi dào để những vụ mùa sản xuất của nông dân thêm thuận lợi, hơn hết là giúp hàng nghìn hộ dân có cuộc sống đủ đầy hơn nhờ vào tiền chi trả DVMTR.
Nguồn: Hồng Thắm/Báo Lào Cai