• Ảnh 22
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 11
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 15
  • Ảnh 9
  • Ảnh 5
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 7
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 14
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 21
  • Ảnh 10
  • Ảnh 13
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 2
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 19
  • Ảnh 18
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 8
  • Ảnh 23
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Đắk Nông: Lúng túng bảo vệ rừng phòng hộ

27/04/2016
Bởi khi đến với vùng đất này, người ta có cảm giác như đang lạc vào những rừng thông thơ mộng của thành phố hoa Đà Lạt. Thế nhưng, trước sự buông lỏng quản lý của lực lượng chức năng đã khiến cho hàng chục ha rừng bị bức tử.


Điều đặc biệt ở đây là nhiều hộ phá thông, chiếm đất, xây nhà thì chỉ nhà tạm bị xử lý, còn nhà xây tiền tỷ vẫn ngang nhiên tồn tại. Theo kết quả xác minh của lực lượng chức năng, đã có gần 70ha rừng, đất rừng bị phá, lấn chiếm và 20ha đất không có rừng bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở, lều quán, trồng cây nông nghiệp trái phép… Trong 139 trường hợp vi phạm, chính quyền mới xử lý được 17 vụ, thu hồi khoảng 5 ha.

Là người dân địa phương, sinh sống từ nhiều năm nay cạnh RTPHCQ, ông  Phạm Văn Dương, thôn Boong Rinh, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song bức xúc: “Khi thấy có đối tượng phá rừng, chiếm đất, chúng tôi có báo cho chính quyền biết để tới xử lý. Vậy mà họ chỉ dẹp được mấy hộ nhà ván nho nhỏ chứ mấy hộ xây nhà tiền tỷ đồng thì chẳng ai đụng đến. Việc các cơ quan xử lý thiếu tính thuyết phục như thế này thì người dân chúng tôi biết kêu ai”. Còn bà Đ.T.N (xin giấu tên) cho biết: “Chúng tôi chỉ cần phá một cây thông đã bị phát hiện, xử lý rồi. Nhưng họ triệt hạ thông hàng loạt, chiếm đất làm nhà, trồng tiêu thì không bị xử lý. Sở dĩ có việc này là do tiếp tay, thỏa thuận của một số cán bộ cơ quan chức năng để trục lợi”.

Quá bất bình trước tình trạng rừng thông bị các đối tượng vào đầu độc, chặt phá, thậm chí đưa cả máy móc vào san ủi lấy mặt bằng xây dựng nhà, người dân đã tổ chức vây bắt tại chỗ, báo cho cơ quan chức năng vào xử lý. Thế nhưng sau đó vụ việc lại được lý giải do được kiểm lâm cho phép khai thác thông khô, còn việc khai thác thông tươi là các đối tượng này tự ý chặt phá. Trong khi hàng trăm hộ dân ngày ngày vẫn tiếp tục giết thông, lấn đất dựng nhà, bó móng, trồng tiêu trong RTPHCQ thì các cơ quan chức năng lại khẳng định do người dân làm lén lút nên không phát hiện được…

Ông Nguyễn Văn Thịnh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song lý giải: “Do quy hoạch rừng phòng hộ manh mún xen kẽ với đất sản xuất của người dân. Vì vậy khi làm rẫy họ thường lén lút tìm cách đầu độc cây thông bằng hóa chất khiến cho việc phát hiện, xử lý rất khó khăn. Bên cạnh đó do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, cộng với người dân thường lợi dụng đêm tối để phá rừng, chiếm đất, tổ chức xây nhà nên anh em không thể xử lý kịp. Khi đã xây thành nhà, trồng cây thành vườn muốn giải tỏa lại phải theo quy trình chứ không thể thực hiện ngay được vì luật còn nhiều bất cập”.


Còn ông Lê Viết Sinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song, cho rằng: “Nguyên nhân rừng phòng hộ bị lấn chiếm, tái lấn chiếm không xử lý dứt điểm được là do một thời gian dài có sự buông lỏng, quản lý yếu kém của các địa phương. Trong việc cưỡng chế giải tỏa trước đây không cương quyết, có tình trạng trường hợp này cưỡng chế “thẳng tay”, nhưng trường hợp khác lại “bỏ sót”, dẫn đến mất công bằng, khiến người dân tiếp tục khiếu nại, tái lấn chiếm. Mặt khác, trong quá trình giải tỏa, huyện phải chịu nhiều áp lực không thể xử lý được. Điển hình như trường hợp ông Hương Quế tại xã Trường Xuân, nhà xây trái phép 4 tầng với quy mô hàng trăm mét vuông ngay tại mặt tiền quốc lộ 14. Huyện chỉ đạo cương quyết giải tỏa làm điểm, nhưng khi mới làm xong thủ tục thì tỉnh chỉ đạo dừng nên đành lực bất tòng tâm”.

Cũng theo ông Sinh, việc quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch rừng phòng hộ chồng lên một phần đất đã cấp sổ cho dân sản xuất, làm nhà ở. Cũng tại khu vực rừng phòng hộ, tỉnh công nhận thành lập thôn, nhưng lại không quy hoạch đất khu dân cư nên dân “đi trước một bước” vào rừng phòng hộ để ở …

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Hợp-Bí thư Huyện ủy Đắk Song cho biết: “Quan điểm của Huyện ủy là phải kiên quyết giữ cho bằng được rừng phòng hộ, nhất là diện tích rừng thông còn lại và sẽ xử lý những trường hợp cán bộ, đảng viên có hành vi lấn chiếm đất rừng, phá rừng, tiếp tay phá rừng. Chúng tôi sẽ xem xét trách nhiệm từng đơn vị cụ thể, sai đến đâu xử lý đến đó”.
Nguồn: thiennhien.net