• Ảnh 16
  • Ảnh 18
  • Ảnh 10
  • Ảnh 11
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 12
  • Ảnh 6
  • Ảnh 15
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 19
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Ảnh 7
  • Ảnh 8
  • Ảnh 13
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 2
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 11
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 5
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 1
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

​Trên 57.000ha rừng tại tỉnh Tây Ninh có nguy cơ cháy cao

02/03/2016
 Trên 57.000ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của tỉnh đang có nguy cơ cháy cao, ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Từ đầu mùa khô đến nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã xảy ra 15 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hơn 45ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên bị cháy hơn 9ha, rừng khoanh nuôi tái sinh bị cháy gần 36ha. Hầu hết các vụ cháy rừng đều xảy ra tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng trên địa bàn huyện Tân Châu, gây thiệt hại 100% thảm thực vật dưới tán rừng gồm le, cây tái sinh, thảm cỏ, cây bụi…, nhiều cây thân gỗ lớn bị cháy xém tán lá.
Nguyên nhân xảy ra các vụ cháy đáng báo động kể trên được ngành kiểm lâm tỉnh xác định do kẻ xấu lợi dụng thời điểm thời tiết khô hanh, nắng nóng để đốt rừng để bước sang mùa mưa đến lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp.
Trong khi đó, phía chủ rừng chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp phòng chống cháy rừng với Ủy ban Nhân dân các xã có rừng và các đơn vị, tổ chức có liên quan trên địa bàn; chưa tổ chức tốt phương châm 4 tại chỗ.
Bên cạnh đó, lực lượng giữ rừng còn mỏng, nhất là tại các khu vực trọng điểm dễ cháy; không có chòi canh lửa trên cao, các phương tiện, dụng cụ chữa cháy bố trí chưa đầy đủ, hợp lý; nguồn nước chữa cháy chuẩn bị chưa bảo đảm... nên khi có cháy xảy ra, đơn vị chủ rừng chậm phát hiện và lúng lúng khi phối hợp chữa cháy.
Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, nhất là khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng rà soát lại toàn bộ các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng để bố trí lực lượng, phương tiện, máy móc, thiết bị chữa cháy. Đồng thời, thiết lập nhiều chòi canh lửa tạm thời trên cao, tổ chức canh phòng, tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ trong suốt thời gian cao điểm, nhằm phát hiện nhanh các điểm xảy ra cháy để phối hợp chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
Mặt khác, tỉnh cũng nghiêm cấm người và phương tiện vào rừng lấy củi, cây thuốc, bắt ong, bắt rắn, chăn thả gia súc... để hạn chế các trường hợp bất cẩn có thể gây ra cháy rừng.
Cùng với đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng chỉ đạo các huyện, xã biên giới có rừng tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn.
Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan chức năng hỗ trợ, phối hợp ngành kiểm lâm và các ban quản lý rừng, điều tra, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, qua đó, xử lý các trường hợp cố ý đốt, phá rừng lấn đất làm nương rẫy để kịp thời răn đe, giáo dục, ngăn chặn các trường hợp vi phạm.
Nguồn: tuoitre.vn