• Ảnh 6
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 11
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Ảnh 21
  • Ảnh 2
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 5
  • Ảnh 3
  • Ảnh 11
  • Ảnh 1
  • Ảnh 13
  • Ảnh 8
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 16
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 15
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 12
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 20
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Ảnh 23
  • Ảnh 22
  • Ảnh 9
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

"Cú hích" tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp

04/03/2016
 Hiệu quả từ trồng rừng gỗ lớn
 
Tại Tương Dương, do đầu ra cây keo khó tiêu thụ nên người dân đã chuyển sang trồng xoan. Ông Lô Văn Lý ở bản Tam Bông, xã Tam Quang cho hay: Năm 2006 gia đình chuyển 3 ha keo sang trồng xoan, đến thời điểm này đã cho thu hoạch từ 140 - 150 triệu đồng/ha, trong khi keo chỉ đạt 30 - 40 triệu đồng/ha. 
 
Theo bà Kha Thị Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quang: Toàn xã có khoảng trên 700 ha rừng nguyên liệu thì xoan chiếm hơn 270 ha. Trước đây, người dân trồng keo chịu cảnh thua lỗ do giá quá thấp, trong khi trồng xoan rất hiệu quả, dễ tiêu thụ, tư thương lên tận nơi để thu mua, trung bình mỗi m3 gỗ xoan có giá từ 2 - 2,5 triệu đồng; mỗi ha xoan sau 5 năm trồng cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Năm 2015, Tam Quang còn trồng xen xoan và lát được 30 ha. Hiện nay xã đang quy hoạch khoảng trên 40 ha diện tích rừng “hỗn giao đa tầng, đa mục đích”, trồng xen xoan với cây săng lẻ tái sinh tự nhiên, gỗ săng lẻ này chịu mặn tốt, chuyên dùng đóng tàu thuyền nên có giá trị cao. 
 
Ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương cho biết thêm: Từ năm 2007 đến nay huyện tập trung vào trồng cây gỗ lớn, với 7.200 ha rừng nguyên liệu thì cây xoan, lát trồng hỗn giao chiếm 80%. Hiệu quả từ trồng xoan đã được khẳng định, vừa dễ trồng, ít đầu tư, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần trồng keo. Ngoài các cơ chế chính sách đầu tư của Nhà nước về trồng rừng như dự án 147, chương trình 30A… hàng năm huyện hỗ trợ bà con từ 2,5 - 2,7 tỷ đồng trồng rừng (hỗ trợ 100% giống cây). 
 
Giám đốc Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Sông Hiếu - Ông Hồ Đình Thế cho hay: Từ năm 2004 - 2005, công ty đã quy hoạch và trồng được 2.700 ha gỗ lớn, đến nay đã khai thác được 1.000 ha, còn lại 1.700 ha đang tiếp tục khai thác. Trồng rừng gỗ lớn đạt từ 140 - 160 m3 gỗ/ha/chu kỳ 10 - 11 năm, doanh thu từ 180 - 200 triệu đồng/ha. Đặc biệt là rừng gỗ lớn sử dụng đa mục đích, từ gỗ ghép thanh đến băm dăm. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất… góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Nhiều diện tích rừng gỗ lớn chống xói mòn rất hiệu quả tại các xã Nghĩa Mai, Nghĩa Minh (Nghĩa Đàn).
 
Còn tại Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Con Cuông, từ năm 2000 - 2002, công ty này đã trồng xen keo lai với cây bản địa gỗ lớn vạng trứng, trám… được hơn 60 ha. Từ các năm 2009 đến nay, công ty còn trồng xen canh cây bản địa vạng trứng với keo lai được gần 350 ha. Được biết cây vạng trứng là cây dễ trồng, gỗ nhẹ, xếp nhóm VII, ít bị cong vênh, dễ gia công chế biến, dùng để xẻ ván, gỗ bóc làm ván dán, diêm, bút chì, đóng đồ mộc trong gia đình, đẽo guốc, một số dụng cụ văn phòng… 
 
Những khó khăn cần tháo gỡ
 
Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Nghệ An đến năm 2020, trong đó có mục tiêu đạt độ che phủ rừng lên 57% và tăng giá trị sản xuất của ngành lên 4 - 4,5%/ năm.  Mục tiêu  của đề án còn  bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có, từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản, tiêu dùng và xuất khẩu. Sẽ chuyển hóa rừng trồng hiện có sang rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn 15.000 ha, trồng rừng mới cây gỗ lớn trên đất chưa có rừng 8.000 ha và trồng rừng lại cây gỗ lớn trên đất đã khai thác 30.000 ha. Tập đoàn cây rừng gỗ lớn là: Keo tai tượng, bạch đàn, lát hoa, lim xanh, sao đen, mỡ trám, thông; trong đó keo là cây chủ lực với diện tích 90%.
 
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 160.000 ha rừng nguyên liệu, diện tích rừng gỗ lớn có khoảng trên 4.000 ha, tập trung ở một số huyện Nghĩa Đàn, Con Cuông, Tương Dương… Tuy nhiên, trồng rừng gỗ lớn đang gặp không ít khó khăn. Trong những năm qua, diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ đã tăng lên đáng kể, nhưng chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ... giá trị kinh tế thấp. Chúng ta chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu nâng cao giá trị kinh tế.
Ông Đặng Xuân Minh - Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm chia sẻ: Nguyên nhân của việc này được xác định là khó khăn về vốn. Bởi việc trồng rừng gỗ lớn đòi hỏi thời gian chăm sóc, bảo vệ dài, tối thiểu gấp đôi trồng rừng gỗ nhỏ, dẫn đến quá trình được khai thác, thu hồi vốn đầu tư lâu, trong khi đó điều kiện người dân còn rất khó khăn, nhu cầu cuộc sống luôn cần tiền để trang trải. Bên cạnh đó, việc vay vốn để đầu tư trồng mới rừng gỗ lớn không hề dễ dàng. Mặc dù Nhà nước có những chế tài, chính sách tín dụng để phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên thực tế các ngân hàng thường ngại cho vay về lĩnh vực này vì rủi ro cao, thời gian trả nợ kéo dài. 
 
Lợi ích trồng rừng gỗ lớn đã rõ, chủ trương của tỉnh cũng hết sức kịp thời, đúng đắn. Tuy nhiên, lộ trình để thực hiện chủ trương này là hết sức khó khăn, nếu như không có cơ chế, sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả chắc chắn sẽ khó đạt được như mong muốn.
Nguồn: baonghean.vn