• Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 2
  • Ảnh 13
  • Ảnh 23
  • Ảnh 7
  • Ảnh 1
  • Ảnh 15
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 21
  • Ảnh 20
  • Ảnh 17
  • Ảnh 16
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 5
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 8
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 3
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 9
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Ninh Thuận: tăng cường mọi biện pháp bảo vệ rừng trong mùa khô

22/02/2016
 Huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận, có trên 63.000 ha rừng đang ở mức độ cảnh báo cháy cấp 2. Mối lo ngại lớn nhất ở đây là hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng thông hiện đều khô hanh, thảm thực bì rất dày, vì vậy, nếu xảy ra cháy, thì việc chữa cháy cực kỳ khó khăn.
Để bảo vệ những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn trước nguy cơ cháy trong mùa khô năm nay, đặc biệt là trong tình hình hạn hán được dự báo sẽ khốc liệt hơn 2015, các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng và các địa phương của tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp để phòng cháy chữa cháy rừng. Với việc thành lập các tổ cộng đồng đến từng thôn, xóm có rừng và dựng chòi, phân công người trực canh giữ cả ngày lẫn đêm tại các lối đi lại vào rừng để tuyên truyền, vận động người dân là cách làm được đánh giá là hiệu quả trong công tác phòng chống cháy rừng ở nhiều địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Anh Tuấn – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Bác Ái cho biết: “Trên địa bàn huyện hiện nay có trên 20 chốt cộng đồng. Chốt cộng đồng là chốt nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tổ cộng đồng này khoảng 5 - 6 người/tổ và thường xuyên tuần tra truy quyét trên địa bàn của xã, liên xã. Không những riêng trực phòng chống cháy rừng mà tổ cộng đồng này trực 24/24 công tác phòng chống cháy rừng cũng như tuần tra truy quét chống phá rừng”.
Ở huyện Bác Ái, địa phương có trên 80% diện tích đất tự nhiên là rừng, lãnh đạo địa phương đã giao và gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo các xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Qua đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống cháy rừng.
Ông Mẫu Thái Phương – Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho rằng: “Đặc thù của Bác Ái là bà con sống chủ yếu sống từ nương rẫy, mùa này bà con thường dọn nương rẫy để chuẩn bị vào vụ sản xuất mới nên công tác phòng chống bảo vệ rừng chúng tôi đã tăng cường chỉ đạo sát sao từ huyện tới cơ sở và chúng tôi đã huy động sức dân nhất là vùng nông thôn. Trên cơ sở đó đã có những phương án cụ thể để rào ranh cản lữa và các xã, các địa phương; nhất là lãnh đạo các xã có trách nhiệm rất cụ thể, trường hợp có xảy ra cháy thì chúng tôi xử lý kịp thời”.
Điểm mới trong công tác phòng chống cháy rừng ở Ninh Thuận năm nay là: ngoài chính quyền cấp cơ sở, tỉnh đã tăng cường thêm 5 lực lượng gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, quân sự, kiểm lâm và đơn vị chủ rừng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng tại cơ sở. Đồng thời cấp kinh phí tăng cho các địa phương và đơn vị chủ rừng, qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ gần 150.000 ha rừng toàn tỉnh ./.
Nguồn: baomoi.com