Trong đợt rét kỷ lục vừa qua, nhiệt độ tại các huyện miền Tây xứ Nghệ: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… xuống thấp kỷ lục từ 0 đến -70c. Từ đó, xuất hiện băng tuyết bao phủ trên các cành cây, ngọn cỏ trong thời gian dài, khiến cây ko quang hợp được.
Sau rét, những ngày trước và sau Tết Nguyên đán trời nắng đột ngột, nhiệt độ tăng cao, có lúc hơn 30oc. Đây là nguyên nhân khiến những cánh rừng, cây trồng tại đây bị chết cháy. Lợi dụng tình hình này, đồng bào dân tộc vào rừng đốt nương làm rẫy, khiến việc phục hồi lại những cánh rừng bị “chết rét” gặp rất nhiều khó khăn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn (Nghê An) xác nhận: Sự việc rừng chết cháy sau rét là đúng thực tế. Đơn vị đang cho kiểm tra, rà soát con số chính xác. Hiện, việc khôi phục diện tích rừng bị chết gặp rất nhiều khó khăn.
Sau đây là hình ảnh những cảnh rừng bị chết cháy sau đợt rét kỷ lục tại huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) do PV Báo Người đưa tin ghi lại.
Một cánh rừng già tại đỉnh núi Phù Xai Lai Leng, thuộc xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn bị chết sau đợt rét kỷ lục đầu năm 2016.
Những cánh rừng tái sinh cũng không vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết.
Dù sống rất nhiều năm nhưng cây gỗ cổ thụ đã bị chết sau khi trận rét lịch sử vừa qua.
Dù mọc dưới thung lũng nhưng một đám chuối rừng đã không còn sự sống
Những thảm thực vật, cỏ cây sát mặt đất bị chết trắng cả 1 vùng.
Khi rừng chưa kịp hồi sinh sau đợt rét kỷ lục thì lửa của con người là thủ phạm gây ra cảnh hoang tàn.
Một ngọn đồi trọc còn trơ lại cạnh con đường khi bị thiên nhiên và con người tàn phá.
Một số cây may năm thoát được đợt rét kỷ lục đang bi ngọn lửa dần thiêu rụi.
Vườn đào của đồng bào dân tộc nơi đây cũng chịu chung số phận với những cánh rừng.
Những ngôi nhà sàn của đồng bào người Mông nằm xen lẫn giữa những cánh rừng xanh tươi trước khi bị thiên nhiên và con người tàn phá sau đợt rét kỷ lục.