• Ảnh 1
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 2
  • Ảnh 22
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Ảnh 17
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 18
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Ảnh 7
  • Ảnh 23
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 20
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 13
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 9
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 10
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 3
  • Ảnh 21
  • Ảnh 14
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 19
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Bắc Kạn: Hiệu quả trồng xen canh cây ngắn ngày với rừng mới trồng ở Chợ Đồn

24/09/2015
 Trong năm 2013, tổng diện tích toàn huyện Chợ Đồn trồng rừng mới được 1.795,58ha, trong đó những diện tích được người dân trồng xen canh cây sắn là 498,66ha; lúa nương 125,60 ha, tập trung nhiều tại các xã Bình Trung, Quảng Bạch, Nghĩa Tá...
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” người dân ở huyện Chợ Đồn đã chủ động trồng xen cây sắn, lúa nương trên những diện tích rừng trồng mới, vừa bảo vệ quá trình phát triển của cây, vừa giữ đất, chống xói mòn và tăng thêm sản lượng lương thực để phục vụ chăn nuôi, tăng thu nhập… Các loại cây lâm nghiệp thường sau từ 6-15 năm mới cho khai thác, nên việc trồng xen canh đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trong thời gian cây lâm nghiệp chưa khép tán. Nếu tính về lợi nhuận: như trồng cây keo sau 8 năm mới khai thác với 1ha thu về được hơn 70 triệu đồng thì tận dụng năm đầu trồng lúa nương 1ha thu về 13-15 tạ thóc. Thị trường ngày một ưa chuộng những nông sản hạn chế được những chất kích thích hay thuốc trừ sâu, nên lúa nương đã và đang được thị trường đón nhận như một thương hiệu sạch. Giá lúa nương nếp, tẻ đều cao hơn so với lúa cấy ruộng. Gạo tẻ giá bán trung bình 15-20 nghìn/kg. Gạo nếp tùy từng thời điểm, thường cao vào những dịp lễ tết giá từ 25-30 nghìn/kg.
Ở  Chợ Đồn việc trồng xen canh đã được người dân trồng nhỏ lẻ từ lâu nhưng ba năm trở lại đây, phong trào lấy ngắn nuôi dài đã được bà con nơi đây phát triển mạnh. Khi dọn thực bì tạo trên mặt đất lớp bùn gio cộng với thời tiết thuận lợi là điều kiện tốt cho cây lúa nẩy mầm tươi tốt, cây rừng có đủ chất dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch lúa nương xong thì rơm rạ phân hủy làm đất tơi xốp giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn.
Chúng tôi đến xã Bình Trung, một trong những địa phương đi đầu trong việc chú trọng trồng rừng. Mấy năm trở lại đây xã Bình Trung trồng mới mỗi năm hơn 200ha, bởi vậy những diện tích mới trồng đều được người dân trồng xen canh với luân chuyển cây trồng. Năm 2013, toàn xã trồng mới được hơn 200ha rừng trong đó trồng xen lúa nương 21,5ha; trồng xen sắn được 66,67ha. 
Sang năm thứ hai,thứ ba thường bà con sẽ tận dụng những diện tích đã trồng lúa nương năm đầu tiên để trồng sắn, việc luân canh cây trồng sẽ mang lại năng suất hơn bởi sẽ giúp tái tạo chất dinh dưỡng trong đất. Sắn là cây dễ trồng, chịu hạn tốt, chi phí thấp, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh. Với năng suất 110 tạ/ha, giá bán sắn tươi là 1.400 đồng/ 1kg  (tùy từng thời điểm) và sắn khô là 4.500 đồng/1kg thì đây là khoản thu nhập đáng kể cho người dân.
Cô Phan Thị Thuyết, thôn Tông Quận, xã Bình Trung cho biết: gia đình cô có hơn 3ha diện tích đất trồng cây, mỗi năm trồng mới cô đều trồng xen sắn. Năm 2013, gia đình cô trồng xen 1ha sắn với rừng mới trồng, đầu ra ổn định nên gia đình cô cũng thu về khoản kha khá, không mất nhiều công chăm sóc, khi trồng đến khi thu hoạch vun một lần, cùng lúc đó chăm sóc, thăm nắm được sự phát triển, sâu bệnh của rừng mới trồng.
Phương thức canh tác “lấy ngắn nuôi dài” rất phù hợp với thực tế của địa phương. Phương thức canh tác này không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giúp bà con tiết kiệm được công chăm sóc cho cây lâm nghiệp, bởi từ khi làm cỏ cho đến khi thu hoạch sắn thì cây lâm nghiệp có điều kiện để phát triển theo. Việc thu hoạch sắn còn tạo cho đất có được độ tơi xốp và độ ẩm cần thiết cho cây lâm nghiệp phát triển. Không những thế, trồng xen canh và phải thường xuyên chăm sóc cây màu nên người dân sẽ có điều kiện theo dõi tình hình phát triển hoặc sâu bệnh trên cây rừng, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Đặc biệt, với giá thành ổn định, nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ trồng sắn. Một công đôi việc, vừa có được thu nhập từ cây sắn trồng xen canh, vừa chăm sóc được rừng trồng, hiệu quả là không thể phủ nhận.
 Đồng chí Ma Đình Tuyến, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Chợ Đồn khẳng định: việc trồng xen canh cây ngắn ngày với rừng mới trồng đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận, giúp bà con có thêm khoản thu nhập, đồng thời đây cũng là phương thức chăm sóc tiến trình phát triển của rừng trồng. Tuy nhiên, phòng chức năng cũng khuyến cáo người dân các ưu thế của việc trồng xen canh, lựa chọn các loại cây trồng xen canh phù hợp với từng loại đất, mật độ, cách chăm sóc và đầu ra của sản phẩm...Mô hình trồng rừng thâm canh với cây ngắn ngày nếu được thực hiện đúng kĩ thuận sẽ là hướng đi giúp bà con giảm nghèo bền vững.