• Ảnh 10
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 3
  • Ảnh 12
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 21
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 7
  • Ảnh 17
  • Ảnh 5
  • Ảnh 23
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 2
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 15
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 8
  • Ảnh 22
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 20
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Ảnh 19
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Đồng Nai, Cà Mau triển khai nhiều biện pháp bảo vệ và phát triển rừng

18/09/2015
 Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa mưa 2015, cơ quan này phối hợp với các địa phương trong tỉnh tiến hành trồng hơn 764 nghìn cây phân tán để tăng mức độ che phủ. Trong đó, tỉnh hỗ trợ khoảng 258 nghìn cây giống các loại, số cây giống còn lại các địa phương tự chủ động. Giống cây phân tán được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa năm 2015 là keo lai chiếm 88% và 12% là các loại cây gỗ lớn. Nhằm duy trì được tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 29,7% đến năm 2015 và 30% đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có.
Việc đầu tư duy trì phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Trị An - sông Đồng Nai cũng được thực hiện đã góp phần đáp ứng nhu cầu về lâm sản và phát triển kinh tế. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan như: Công an, Quân đội, Quản lý thị trường …tổ chức truy quét các bến bãi ven lòng hồ, tụ điểm mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép, đẩy mạnh công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Do vậy, 10 năm gần đây, toàn tỉnh không để xảy ra vụ cháy rừng lớn dù vào mùa khô rừng luôn ở mức cảnh báo cháy cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Đồng Nai hiện có gần 178 nghìn ha rừng; trong đó, gần 120 nghìn ha rừng tự nhiên và gần 58 nghìn ha rừng trồng. Thống kê cho thấy, ngoài diện diện tích rừng đặc dụng, tài nguyên động thực vật rừng của rừng Đồng Nai khá đa dạng và phong phú với 1401 loài thực vật; động vật rừng có 1.781 loài.
* Tỉnh Cà Mau đã tổ chức sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai ở các lâm trường. Thời điểm năm 2004, toàn tỉnh có 24 lâm ngư trường nay còn lại 15 đơn vị, gồm có 7 Ban quản lý rừng phòng hộ, 2 Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp, 2 Vườn quốc gia, 2 Hạt Kiểm lâm quản lý rừng, 1 Trung tâm Giống nông nghiệp và 1 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệp lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trong 10 năm qua, diện tích các lâm trường quốc doanh ở Cà Mau từ hơn 163.965 ha nay giảm xuống còn 132.749 ha, do trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi đã giao cho các hộ gia đình quản lý theo Nghị định số 181 của Chính phủ là 21.681 ha, giao cho lực lượng vũ trang quản lý hơn 3.158 ha, giao các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý 3.467 ha và chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 2.909 ha. Kể từ khi tỉnh Cà Mau thực hiện sắp xếp, chuyển đổi các lâm trường quốc doanh hoạt động sản xuất lâm nghiệp đi vào chiều sâu, diện tích phát triển rừng mới hàng năm đạt hiệu quả, công tác quản lý bảo vệ rừng dần đi vào ổn định. Đối với đất rừng ngập mặn, các hộ dân thực hiện giải pháp san bờ lấp kênh để trồng lại rừng đước, diện tích trồng rừng tập trung hơn, tạo ra các băng rừng lớn. Mô hình nuôi tôm sinh thái, ốc len kết hợp với quản lý bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao.
Riêng đối với khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau chủ trương trồng thí điểm rừng keo lai bước đầu tạo ra năng suất, sản lượng cao, rút ngắn một nửa thời gian khai thác so với trồng tràm truyền thống nên đã khuyến khích các nhà đầu tư và hộ dân tham gia trồng rừng thâm canh cũng như đầu tư nhà máy chế biến gỗ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ở Cà Mau đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; trong đó Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dải rừng phòng hộ biển Tây là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển. Đồng thời Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã được Tổ chức Môi trường thế giới công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước thứ 5 của Việt Nam và thứ 2088 của thế giới theo Công ước Ramsar./.