• Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 18
  • Ảnh 16
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 19
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 15
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 10
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 13
  • Ảnh 3
  • Ảnh 21
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 7
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 17
  • Ảnh 5
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 8
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 11
  • Ảnh 20
  • Ảnh 23
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đồng hành cùng nền kinh tế xanh

14/07/2015
 Quỹ Bảo vệ và Phát triển (BV&PT) rừng là mô hình hoạt động mới, có tính đặc thù, ngoài nhiệm vụ của một cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp, môi trường, Quỹ còn làm nhiệm vụ như một cơ quan tài chính chuyên ngành, nắm vai trò trung tâm trong việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Qua đó, thực hiện xã hội hóa nghề rừng một cách sâu rộng, huy động nguồn lực và sự tham gia của nhiều bên vào thực hiện công tác Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống người dân vùng sâu vùng xa vốn còn nhiều khó khăn và luôn tiềm ẩn sự mâu thuẫn vốn dĩ giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế.
 Hiện nay, đã có 36 tỉnh thành trong cả nước thành lập được tổ chức Quỹ BV&PT rừng. Hoạt động của Quỹ tuân thủ theo đúng qui định của NĐ/05-2008 /NĐ-CP và NĐ/99-2010/NĐ-CP của Chính phủ.
 Là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước, Nghệ An có nhiều chính sách ưu tiên phát triển lâm nghiệp và đến nay là một trong những tỉnh sớm thành lập Quỹ BV&PT rừng và đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Mặc dù khởi đầu với nhiều khó khăn song nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, các Sở ngành,  sự nhận thức ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cùng với sự vào cuộc một cách tích cực của tập thể cán bộ, viên chức trong toàn đơn vị, nên Quỹ BV&PT rừng Nghệ An đã từng bước ổn định, triển khai thực hiện các nhiệm vụ ngày một tốt hơn, đưa chính sách sớm đến với người dân và góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch của ngành.
Sau ba năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp tỉnh tạo lập nên một nguồn tài chính mới đáng kể ngoài ngân sách hàng năm, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, từng bước cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và hướng tới phát triển nền kinh tế xanh của tỉnh cũng như của nước ta.
 Có được sự chuyển biến tích cực kể trên chính là nhờ việc sắp xếp lại nhân sự, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm tạo môi trường thuận lợi cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân viên phát huy tốt sự chủ động, tích cực của mình trong các lĩnh vực được phân công đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp ngành liên quan cũng như sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính của các đối tác trong và ngoài nước. Nhờ đó, Quỹ BV&PT rừng Nghệ An đã sớm tạo được cho mình một thế đứng trong hệ thống để tiếp tục mở rộng, ổn định nguồn thu, nâng cao số lượng và chất lượng giải ngân nhằm chung sức cùng thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Xét về độ tuổi quả là còn non trẻ nhưng với sự vươn lên tích cực của Cơ quan và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, từ năm 2015, Quỹ BV&PT rừng đã được UBND tỉnh tin tưởng giao thực hiện tự chủ về tài chính. Mục tiêu mỗi năm sẽ thu được từ 80 đến 90 tỷ đồng để đầu tư, chi trả trở lại cho dịch vụ môi trường rừng. Qua đó, Cơ quan Quỹ trở thành đơn vị đi đầu trong tỉnh về thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, không chỉ góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, mà còn đặt ra cho Quỹ một yêu cầu (và cũng là cơ hội) luôn phải chủ động, sáng tạo để đứng vững và hoạt động ngày một hiệu quả.
Vạn sự khởi đầu nan, thách thức vẫn còn nhiều phía trước nhưng tập thể Quỹ BV&PT rừng tỉnh Nghệ An luôn tin tưởng sẽ từng bước lớn mạnh, đóng góp tích cực vào xây dựng nền kinh tế xanh và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn