• Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 18
  • Ảnh 11
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 14
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 23
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 22
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 12
  • Ảnh 7
  • Ảnh 13
  • Ảnh 21
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 15
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 2
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 19
  • Ảnh 16
  • Ảnh 9
  • Ảnh 20
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 6
  • Ảnh 1
  • Ảnh 5
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 8
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 11
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Ta Gia: Rừng gắn với cuộc sống

21/07/2015
 Nằm trong nhiều xã có diện tích rừng cao nhất nhì của huyện Than Uyên, xã Ta Gia có trên 3.596,3ha rừng, phân bố chủ yếu ở 5 bản trên địa bàn: bản Gia, Mè, Củng, Nam và Hỳ. Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tới người dân, nên những cánh rừng trên địa bàn xã đã thêm xanh tốt. Đặc biệt, khi được hưởng lợi từ chính sách chi trả tiền DVMTR, bà con càng tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng hơn.
Ông Lò Văn Xương - Chủ tịch UBND xã Ta Gia cho biết: “Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn nên việc được nhận tiền DVMTR không những giúp bà con có thêm thu nhập từ rừng mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, giảm thiểu tình trạng lấn chiếm rừng làm nương, khai thác rừng trái phép”. Nhớ lại vài năm trước, những cánh rừng của Ta Gia thường xuyên xảy ra nhiều vụ cháy rừng, khai thác gỗ trái phép… Nói đến bảo vệ rừng, chăm sóc hay quản lý rừng, hầu hết người nào cũng lắc đầu nói: “Có phải rừng của mình đâu mà bảo vệ, ở nhà trông con trâu, con bò còn có tiền chứ trông rừng được cái gì đâu”. Cứ như vậy, rừng mỗi ngày bị chảy máu. Nhưng, từ khi Nghị định 99 được triển khai rộng rãi, chẳng ai bảo ai rừng cũng trở nên có chủ từ lúc nào. Nhất là những hộ ở gần rừng thì ý thức chăm sóc, bảo vệ được nâng cao hơn.
Chia sẻ niềm vui khi được nhận tiền DVMTR, anh Lò Văn Tiển, Trưởng bản Củng cho biết: “Bản có 40 hộ nhận khoán bảo vệ 351,3ha rừng theo hình thức cộng đồng. Ngoài số tiền nhà nước hỗ trợ bảo vệ rừng, vừa qua bà con được nhận tiền chi trả DVMTR nên phấn khởi lắm”. Hằng năm, bước vào mùa hanh khô, bản cắt cử các hộ tham gia trực phòng chống cháy rừng... Nhờ triển khai chặt chẽ các bước trong công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, nên diện tích rừng của các hộ nhận giao khoán theo chính sách chi trả DVMTR không bị xâm hại.
Hiện nay, tổng diện tích rừng của bản sẽ được chia đều cho tất cả các hộ sinh sống, không phân biệt chủ hộ có rừng hay không có rừng, tránh sự ganh tỵ lẫn nhau, mất đoàn kết trong thôn bản. Ngoài việc đề ra quy ước, hương ước để bảo vệ rừng, chính quyền địa phương còn phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, Ban Quản lý dự án rừng 661 đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con hiểu thêm về chính sách chi trả DVMTR. Từ đó, giúp bà con nâng cao nhận thức và xác định vai trò, trách nhiệm của mình tham gia tuần tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép hoặc gây hại đến rừng và đất rừng trên địa bàn.
Gia đình anh Tòng Văn Ón, bản Củng được nhận bảo vệ gần 1ha rừng phấn khởi nói: “Tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đầu nguồn, gia đình tôi cùng các hộ trong bản thường xuyên có mặt tại khu vực rừng để kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện và ngặn chặn những trường hợp xâm hại đến diện tích rừng. Số tiền được chi trả sẽ giúp gia đình khắc phục khó khăn, nhất là những ngày giáp hạt”.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn