• Ảnh 17
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 21
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 23
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 20
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 2
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 3
  • Ảnh 14
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 12
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 8
  • Ảnh 13
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 16
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Ảnh 18
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 6
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 15
  • Ảnh 1
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 22
  • Ảnh 5
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Hội nghị Tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

17/02/2023
Ngày 17 tháng 02 năm 2023, tại khách sạn La Thành, Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam tổ chức Hội nghị "Tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng". Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chủ trì hội nghị.


Ông Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị

Hội nghị nhằm tổng kết nhiệm vụ năm 2022 và định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cả nước. Hội nghị đã thảo luận những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và đề xuất những giải pháp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, thúc đẩy việc thực hiện chính sách trong năm 2023, đặc biệt việc phát triển loại dịch vụ môi trường rừng mới - dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng trong bối cảnh Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản
lý tài chính Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã được Chính phủ ban hành ngày 28/12/2022 (Nghị định số 107/2022/NĐ-CP)

Trong năm 2022 vừa qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan do biển đổi khí hậu, dịch bệnh COVID-19 kéo dài, thị trường tài chính kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, song, với sự quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên của các cấp ủy đảng và chính quyền từ trung ương đến địa phương, hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đồng hành cùng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến ngày 31/12/2022, thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt trên 3.700 tỷ đồng, vượt 23% so với kế hoạch và tăng 17% so với năm 2021. Bên cạnh việc ký thêm các hợp đồng ủy thác mới, sản lượng điện sản xuất của một số công ty thủy điện tăng, thì công tác đôn đốc, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách trong việc thu hồi tiền dịch vụ môi trường rừng chậm trả đã góp phần làm tổng nguồn thu vượt kế hoạch đề ra.

Trong năm 2022 đã giải ngân số tiền gần 3.000 tỷ đồng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và chủ yếu được thực hiện qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch điện tử đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả. Năm 2022, tiền dịch vụ môi trường rừng góp phần hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ cho 7,3 triệu ha rừng, chiếm 49,6% tổng diện tích rừng toàn quốc, tăng 0,56 triệu ha rừng so với cùng kỳ năm trước.


Chi trả dịch vụ môi trường rừng được đánh giá là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, sống phụ thuộc vào rừng mà chủ yếu là đồng bào nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa; hơn nữa, chính sách còn đóng vai trò đáng kể trong thành tích chung của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 


Trong thời gian tới, hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục phối hợp các bên, đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát, truyền thông..., thực hiện thu đúng, thu đủ tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt mục tiêu 3.200 tỷ đồng năm 2023; kịp thời giải ngân đúng đối tượng, đúng mục đích theo quy định hiện hành của nhà nước đảm bảo duy trì 7,3 triệu ha rừng trong lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời, tập trung triển khai thí điểm có hiệu quả Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, giúp tạo tiền đề cho việc hoàn thiện, thể chế hóa Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp hiện đang trình Chính phủ xem xét, trong đó có nội dung về dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, góp phần thúc đẩy đưa loại dịch vụ mới này nhanh chóng triển khai vào thực tiễn.


Hội nghị có sự tham dự của khoảng 190 đại biểu đến từ Tổng cục Lâm nghiệp và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng quản lý và Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trung ương và các tỉnh.
Nguồn: VNFF