• Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 5
  • Ảnh 21
  • Ảnh 13
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 19
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 22
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 23
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 9
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 20
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 6
  • Ảnh 3
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 18
  • Ảnh 10
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 1
  • Ảnh 16
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 14
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Chỉ số và Tiêu chuẩn giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

16/01/2017
Chính sách chi trả DVMTR hướng vào bảo vệ lợi ích của người làm nghề rừng. Nó yêu cầu những người sử dụng giá trị môi trường rừng phải chi trả một phần lợi ích kinh tế mà họ nhận được cho chủ rừng – người đã tạo ra những giá trị ấy. Hiện nay, chi trả DVMTR đã tạo ra được nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho cho bảo vệ và phát triển rừng.Với khối lượng chi trả lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm và liên quan đến hàng triệu người, chi trả DVMTR cần được giám sát, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả trong quá trình chi trả DVMTR.

Giám sát và đánh giá chi trả DVMTR là nhiệm vụ bắt buộc được quy định trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhằm đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và giải pháp đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của chi trả DVMTR. Tuy nhiên, đến nay hoạt động giám sát và đánh giá chi trả DVMTR còn rất hạn chế, một lý do là hiện tại vẫn chưa xây dựng được bộ  chỉ số và tiêu chuẩn cho giám sát và đánh giá chi trả DVMTR.


Trong khuôn khổ Chương trình Môi trường Trọng điểm và Sáng kiến Hành lang Bảo tồn đa dạng Sinh học trong Tiểu vùng Mêkông, một nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế đã xây dựng báo cáo “Đánh giá và xây dựng chính sách M&E chi trả DVMTR”, trong đó đã đề xuất 43 chỉ số giám sát đánh giá chi trả DVMTR. Sau đó chúng được các tư vấn quốc gia, cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, và Ngân hàng Phát triển Châu A (ADB) phối hợp rà soát, chọn lọc, bổ sung và cụ thể hóa thành Bộ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR rút gọn với 22 chỉ số giám sát và 13 chỉ số đánh giá có thể áp dụng được trong giai đoạn hiện tại.

I. Quan điểm xây dựng bộ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR

1.1 Tính minh bạch của chi trả DVMTR

Tính minh bạch của chi trả DVMTR được hiểu là tính chất có thể nhìn thấu được mọi hoạt động chi trả, nhìn thấu được căn cứ của việc chi trả, thấy rõ được tiến độ và kết quả của việc chi trả. Nó cho mọi người hiểu được sự ưu việt của chính sách chi trả DVMTR, tính nghiêm túc trong thực hiện những quy định của chính sách chi trả DVMTR, tránh được hiện tượng quan liêu, tránh được những hiểu lầm và phát sinh mâu thuẫn trong chi trả DVMTR. Tính minh bạch của chi trả DVMTR được thể hiện ở tính công khai, dân chủ trong chi trả DVMTR, ở tính dễ tiếp cận với tài liệu, số liệu, thông tin chi trả DVMTR. Những chỉ số phản ảnh hoặc liên hệ trực tiếp với tính công khai, dân chủ trong chi trả DVMTR, mức dễ tiếp cận với tài liệu, số liệu, thông tin chi trả DVMTR được xem là những chỉ số minh bạch của chi trả DVMTR.

1.2. Tính công bằng trong chi trả DVMTR


Tính công bằng trong chi trả DVMTR được hiểu là tính phù hợp giữa mức hưởng lợi từ chi trả DVMTR với công sức tạo ra giá trị DVMTR. Công bằng trong chi trả DVMTR bao gồm công bằng giữa các chủ rừng được chi trả DVMTR và công bằng giữa những các chủ rừng với các thành viên khác trong cộng đồng sống gần rừng có vai trò nhất định trong bảo vệ và phát triển rừng. Tính công bằng của chi trả DVMTR tạo ra động lực để thúc đẩy hoạt động bảo vệ phát triển rừng, đảm bảo triệt tiêu những nguy cơ tiềm ẩn phát sinh mâu thuẫn trong chi trả DVMTR, làm mất đi khả năng bất tuân thủ chính sách trong chi trả DVMTR. Tính công bằng thể hiện nguyên tắc đạo đức trong chi trả DVMTR, là yếu tố đảm bảo đạt được hiệu quả của chi trả DVMTR, đảm bảo sự bền vững của chi trả DVMTR.

Tính công bằng trong chi trả DVMTR được thể hiện ở sự phù hợp của mức chi trả với diện tích rừng và chất lượng rừng, cũng như mức hưởng lợi từ chi trả DVMTR của thành viên không phải là chủ rừng trong cộng đồng. Những chỉ số phản ảnh hoặc liên hệ chặt với sự phù hợp giữa tiền chi trả và diện tích rừng, chất lượng rừng, mức hưởng lợi của cả cộng đồng từ chi trả DVMTR là những chỉ số công bằng của chi trả DVMTR.


1.3.Tính hiệu quả của chi trả DVMTR


Hiệu quả của chi trả DVMTR là hiệu quả làm tăng mức thu nhập cho người làm nghề rừng và làm tăng nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng nói chung. Những chỉ số liên quan hoặc phản ảnh mức gia tăng thu nhập của người dân và gia gia tăng kết quả bảo vệ phát triển rừng như gia tăng diện tích rừng được chi trả DVMTR, gia tăng số người tuần tra bảo vệ rừng, mức giảm diện tích rừng bị cháy, bị phá, mức giảm số vụ vi phạm lâm luật v.v... là những chỉ số hiệu quả chi trả DVMTR.


1.4. Giám sát và đánh giá chi trả DVMTR


Giám sát và đánh giá chi trả DVMTR là quá trình thu thập và phân tích các thông tin về chi trả DVMTR, đánh giá một cách khách quan tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của chi trả DVMTR. Nó là công cụ giúp các nhà quản lý và các bên liên quan đo lường và đánh giá kết quả thực hiện chi trả DVMTR, xác định những vấn đề tồn tại, đưa ra những giải pháp để chi trả DVMTR đạt hiệu quả hơn. Chi trả DVMTR là hoạt động tiếp diễn và kéo dài liên tục theo thời gian, nên giám sát và đánh giá chi trả DVMTR là hoạt động mang tính thường xuyên, có thể cho một giai đoạn hoặc định kỳ hàng năm.


1.5. Bộ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR


Để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá chi trả DVMTR, cần đo đạc thường xuyên hoặc định kỳ những chỉ số phản ảnh hoặc liên hệ với tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của chi trả DVMTR. Những chỉ số đó là chỉ số giám sát chi trả DVMTR. Các chỉ số giám sát được sử dụng để tổng hợp thành chỉ số cho phép đánh giá được mức độ minh bạch, công bằng và hiệu quả của chi trả DVMTR, chúng được gọi là các chỉ số đánh giá chi trả DVMTR. Các chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR phải có khả năng đo đếm được dễ dàng và khách quan.


Tập hợp các chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR được gọi là bộ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR. Chúng có thể được bổ sung hoàn thiện dần theo mức độ của phát triển của hoạt động chi trả DVMTR và của công nghệ giám sát đánh giá.


Bộ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR cần được thống nhất cho tất cả các địa phương. Nhờ đó có thể so sánh, đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến hiệu quả của chi trả DVMTR, phát hiện được những nhân tố quyết định nhất và biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR.
 

II. Bộ chỉ số và tiêu chuẩn giám sát vá đánh giá chi trả DVMTR


Nhóm nghiên cứu đã thiết kế 22 chỉ số giám sát và 13 chỉ số đánh giá chi trả DVMTR. Thuyết minh chi tiết về bộ chỉ số và tiêu chuẩn giám sát và đánh giá chi trả DVMTR được trình bay trong bản dự thảo “Chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR” của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam. Chúng được chia thành 3 nhóm: giám sát và đánh giá tính minh bạch, giám sát và đánh giá tính công bằng và giám sát và đánh giá tính hiệu quả của chi trả DVMTR. Dưới đây trình bày tóm tắt nội dung và phương pháp áp dụng các chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR.


2.1. Các chỉ số và tiêu chuẩn giám sát và đánh giá tính minh bạch của chi trả DVMTR


a) Các chỉ số giám sát và đánh giá tính minh bạch của chi trả DVMTR

TT

Chỉ số đánh giá

Chỉ số giám sát

Điểm đánh giá

1

Mức phù hợp của các khoản mục chi với quy định của chính sách chi trả DVMTR.

- Tổng số tiền nhận được của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

- Tổng số tiền chi cho quản lý chi trả DVMTR

- Tổng số tiền cho quỹ dự phòng

- Tổng số tiền cho chi khác

1 điểm nếu mức sai lệch trung bình của tiền cho quản lý, quỹ dự phòng và chi khácso với quy định <5%.

2

Tỷ lệ nợ đọng

- Tổng số tiền phải trả của các đối tượng sử dụng DVMTR (PT),

- Tổng tiền miễn giảm cho các cơ sở sử dụng DVMTR (MG)

- Tổng số tiền đã trả của các đối tượng sử dụng DVMTR (ĐT)

1 điểm nếu tỷ lệ nợ đọng[ĐT/(PT+MG)]từ 5-10%,

2 điểm nếu tỷ lệ nợ đọng [ĐT/(PT+MG)]<5%.

3

Tỷ lệ giải ngân đến chủ rừng

- Tổng số tiền phải trả cho các chủ rừng (TPTCR)

- Tổng số tiền đã trả cho các chủ rừng (TDTCR)

 

1 điểm nếu tỷ lệ (TDTCR)/(TPTCR)từ 80-90%

2 điểm nếu tỷ lệ giải ngân >90%

4

Tỷ lệ giải ngân đến chủ rừng nhỏ và chủ nhận khoán

- Tổng số tiền phải trả cho các chủ rừng nhỏ và chủ nhận khoán bảo vệ rừng (PTN)

- Tổng số tiền đã trả cho các chủ rừng nhỏ và chủ nhận khoán bảo vệ rừng (DTN)

1 điểm nếu tỷ giải ngân (DTN)/(PTN) từ 80 - 90%,

2 điểm nếu tỷ giải ngân (DTN)/(PTN) lớn hơn 90%.

5

Mức khó dễ tiếp cận với dữ liệu chi trả DVMTR

Tình trạng quản lý dữ liệu chi trả DVMTR

1 điểm nếu toàn bộ dữ liệu được lưu ở quỹ tỉnh,

2 điểm nếu toàn bộ dữ liệu được lưu ở quỹ tỉnh ở dạng file số,

3 điểm nếu toàn bộ dữ liệu được lưu trong CSDL DVMTR quốc gia.

b) Tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch của chi trả DVMTR

Tổng số điểm theo các tiêu chíminh bạch (MB) của chi trả DVMTR được xác định tối đa là 10, nó được sử dụng để đánh giá tính minh bạch như sau:

TT

Cấp

Tổng điểm MB

Đánh giá

1

I

0-2

Không minh bạch

2

II

3-4

Minh bạch thấp

3

III

5-6

Minh bạch TB

4

IV

7-8

Minh bạch cao

5

V

9-10

Rất Minh bạch

2.2. Các chỉ số và tiêu chuẩn giám sát đánh giá tính công bằng của chi trả DVMTR

a) Các chỉ số giám sát và đánh giá tính công bằng của chi trả DVMTR

TT

Chỉ số đánh giá

Chỉ số giám sát

Điểm đánh giá

1

Công bằng của chi trả DVMTR theo chất lượng rừng.

Tình trạng chi trả công bằng theo chất lượng rừng, thể hiện qua số hệ số K được áp dụng trong chi trả DVMTR

1 điểm nếu áp dụng 1 hệ số K,

2 điểm nếu áp dụng 2 hệ số K,

3 điểm nếu áp dụng 3 hệ số K,

4 điểm nếu áp dụng 4 hệ số K.

2

Công bằng của chi trả DVMTR theo diện tích rừng.

Tình trạng chi trả công bằng theo diện tích rừng cung cấp DVMTR, thể hiện qua mức chính xác về diện tích các của các lô rừng được chi trả DVMTR

1 điểm nếu ở quỹ BVPTR có danh sách các lô rừng trong file số,

2 điểm nếu quỹ BVPTR có danh sách các lô rừng trong file số phù hợp với bản đồ số phân bố các lô rừng,

3 điểm nếu quỹ BVPTR có danh sách các lô rừng trong file số phù hợp với bản đồ kiểm kê rừng.

3

Công bằng của chi trả DVMTR giữa các chủ rừng với phần còn lại của cộng đồng trong hưởng lợi từ tiền chi trả DVMTR.

Tỷ lệ tiền chi trả DVMTR sử dụng cho phúc lợi cộng đồng.

 

1 điểm nếu chi cho phúc lợi CĐ 10 đến 20%

2 điểm nếu chi 20% đến 30%,

3 điểmnếu chi hơn 30%.


b) Tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của chi trả DVMTR 


Tổng số điểm theo các tiêu chícông bằng (CB) của chi trả DVMTR được xác định tối đa là 10, nó được sử dụng để đánh giá tính công bằng như sau:

TT

Cấp

Điểm CB

Đánh giá

1

I

0-2

Không công bằng

2

II

3-4

Công bằng thấp

3

III

5-6

Công bằng TB

4

IV

7-8

Công bằng cao

5

V

9-10

Rất công bằng

2.3. Các chỉ số và tiêu chuẩn giám sát đánh giá tính hiệu quả của chi trả DVMTR

a) Các chỉ số giám sát và đánh giá tính hiệu quả của chi trả DVMTR

TT

Chỉ số đánh giá

Chỉ số giám sát

Điểm đánh giá

1

Tỷ lệ diện tích rừng được chi trả DVMTR đã giao, khoán cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng.

- Tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR (A)

- Tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR đã giao, khoán cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng bảo vệ (B)

1 điểm nếu tỷ lệ B/A từ 70% - 90%,

2 điểm nếu tỷ lệ B/A >90%.

2

Tỷ lệ tham gia của cộng đồng vào bảo vệ rừng

Tỷ lệ số người của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ rừng trên tổng số dân.

 

1 điểm nếu tỷ lệ tham gia từ 5% - 10%,

2 điểm nếu tỷ lệ tham gia>10%

3

Mức thiệt hại do cháy rừng và phá rừng

- Tỷ lệ diện tích rừng được chi trả DVMTR bị cháy (P1)

- Tỷ lệ diện tích rừng được chi trả DVMTR bị phá (P2)

1 điểm nếu P1+P2từ 1% - 2%,

2 điểm nếu P1+P2<1%.

4

 Mức vi phạm lâm luật

Tỷ lệ giữa số vụ vi phạm lâm luật bình quân cho 1000 hecta rừng được chi trả DVMTR so với số vụ vi phạm lâm luật bình quân cho 1000 hecta rừng không được chi trả DVMTR ở địa phương (V%)

1 điểm nếu V% từ 70% - 80%

2 điểm nếu V% <70% TB

5

Mức đóng góp của DVMTR với đời sống người dân

Tỷ lệ đóng góp của DVMTR trong tổng thu nhập của người dân (I%)

 

1 điểm nếu I% = 5-10%,

2 điểm nếu I% >10%.

b) Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của chi trả DVMTR

Tổng số điểm theo các tiêu chíhiệu quả (HQ) của chi trả DVMTR được xác định theo các tiêu chí trên tối đa là 10, nó được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả như sau:

TT

Cấp

Điểm HQ

Đánh giá

1

I

0-2

Không hiệu quả

2

II

3-4

Hiệu quả thấp

3

III

5-6

Hiệu quả TB

4

IV

7-8

Hiệu quả cao

5

V

9-10

Rất hiệu quả

III. Áp dụng bộ tiêu chí giám sát và đánh giá chi trả DVMTR

3.1. Nhiệm vụ xác định các chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR

Bộ tiêu chí giám sát và đánh giá chi trả DVMTR trên đây được sử dụng để giám sát và đánh giá chi trả DVMTR của từng tỉnh hoặc toàn quốc. Ngoài 3 chỉ số được các xã xác định và cung cấp gồm tỷ lệ tiền chi trả DVMTR được sử dụng cho phúc lợi cộng đồng, số người của hộ gia đình và cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ rừng, và tỷ lệ tiền chi trả DVMTR trong tổng thu nhập của người dân, các chỉ số giám sát khác đều được xác định bởi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với các chủ rừng lớn.Các chỉ số giám sát được xác định trên cơ sở những số được thống kê hàng năm theonhiệm vụ được quy định của các quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh hoặc chủ rừng nhóm II.


3.2. Sử dụng kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR


- Sử dụng kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR để xác định những ưu điểm, tồn tại trong chi trả DVMTR và những giải pháp khắc phục


- Kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR là căn cứ để xác định những ưu điểm và tồn tại của chi trả DVMTR. Những chỉ số giám sát đánh giá cóđiểm thấp hoặc không có điểm phản ảnhnhững vấn đề tồn tại của chi trả DVMTR. Phân tích nguyên nhân dẫn đếntình trạng không có điểm hoặc điểm thấpsẽ gợi ý về những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng chi trả DVMTR.

- Sử dụng kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR để xác định tiến bộ theo thời gian của chi trả DVMTR

- Kết quả giám sát đánh giá chi trả DVMTR ở những thời điểm khác nhau sẽ là căn cứ để đánh giá những tiến bộ trong triển khai chi trả DVMTR. Những tiêu chí có kết quả đánh giá lần sau cao hơn lần trước sẽ phản ảnh sự hoàn thiện trong chi trả DVMTR. Đây cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã được áp dụng để nâng caochất lượng của chi trả DVMTR.


- Sử dụng kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR để phân tích hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR.

- Phân tích liên hệ của kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR với đặc điểm của tổ chức chi trả và điều kiện chi trả ở nhiều địa phương sẽ làm sáng tỏ được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chi trả DVMTR và những vấn đề cần bổ sung để hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR.


Kết luận


-Giám sát v�� đánh giá chi trả DVMTR là công cụ giúp các nhà quản lý và các bên liên quan đo lường và đánh giá kết quả thực hiện chi trả DVMTR, xác định những vấn đề tồn tại, đưa ra những giải pháp để chi trả DVMTR đạt hiệu quả hơn. Giám sát và đánh giá chi trả DVMTR cần được thực hiện thường xuyên, có thể cho một giai đoạn hoặc định kỳ hàng năm.


-Bộ chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR gồm các chỉ số phản ảnh hoặc liên hệ chặt với tính minh bạch, tính công bằng và hiệu quả của chi trả DVMTR, có khả năng đo đếm được dễ dàng và khách quan. Chúng được thiết kế gồm 22 chỉ số giám sát và 13 chỉ số đánh giá chi trả DVMTR. Những chỉ số này có thể được bổ sung hoàn thiện dần theo mức độ của phát triển của hoạt động chi trả DVMTR và của công nghệ giám sát đánh giá.


-Các chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR được chia thành 3 nhóm: giám sát và đánh giá tính minh bạch, giám sát và đánh giá tính công bằng và giám sát và đánh giá tính hiệu quả của chi trả DVMTR. Mỗi chỉ số giám sát và đánh giá chi trả DVMTR có những tiêu chuẩn để đánh giá. Đó là ngưỡng để xác định mức độ minh bạch, công bằng và hiệu quả của chi trả DVMTR.


-Bộ tiêu chí giám sát và đánh giá chi trả DVMTR được sử dụng để giám sát và đánh giá chi trả DVMTR của từng tỉnh hoặc toàn quốc. Ngoài 3 chỉ số giám sát chi trả DVMTR được các xã xác định, còn lại các chỉ số giám sát khác được xác định bởi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với các chủ rừng lớn trên cơ sở những số liệu về chi trả DVMTR được thống kê hàng năm theo nhiệm vụ quy định trong chính sách chi trả DVMTR.


-Kết quả giám sát và đánh giá chi trả DVMTR được sử dụng để xác định những ưu điểm, tồn tại trong chi trả DVMTR, những giải pháp nâng cáo hiệu quả của chi trả DVMTR, đánh giá tiến bộ qua các năm của chi trả DVMTR,đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã được áp dụng để nâng caochất lượng của chi trả DVMTR,phân tích và hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR.

Nguồn: Vương Văn Quỳnh