• Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 13
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 16
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 20
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 10
  • Ảnh 7
  • Ảnh 21
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 12
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 19
  • Ảnh 6
  • Ảnh 1
  • Ảnh 14
  • Ảnh 18
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 22
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau

17/12/2015


Mô hình nuôi tôm sinh thái có xuất phát điểm là mô hình tôm rừng nhưng được cải tiến để đáp ứng được một số quy định về nuôi tôm sinh thái của Châu Âu (như quy định 834/2007 và 889/2008), trong đó có một số quy định đáng lưu ý như sau: (i) diện tích rừng ngập mặn chiếm từ 50% trở lên trên tổng diện tích ao nuôi; (ii) người nuôi không sử dụng thức ăn nhân tạo; không sử dụng hoá chất để xử lý nước; không sử dụng các chế phẩm sinh học để kích thích sinh trưởng của các loài thuỷ sản được nuôi trong ao; (iii) không làm chuồng trại chăn nuôi trên ao hay xả nước thải từ chuồng trại xuống ao; (iv) không nuôi gia súc gia cầm trong ao nuôi; (v) không làm nhà vệ sinh trong khu vực nuôi tôm; (vi) rác thải được tập trung để xử lý không vứt bừa bãi; (vii) không bón phân hóa học cho cây ăn trái, rau màu trong phạm vi ao nuôi; (xiii) không khai thác rừng khi không có sự cho phép của cơ quan lâm nghiệp; (ix) trong khu vực không làm lò hầm than. Những diện tích nuôi tôm đáp ứng được các quy định trên có thể được cấp chứng nhận bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới như Naturland, Bio Suisse, EU, v.v. Tôm nuôi trong các diện tích đã được chứng nhận có khả năng tham gia các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc, Thuỵ Sĩ, v.v. và được mức giá cao hơn từ 20-50% so với các sản phẩm tôm nuôi công nghiệp cùng chủng loại và kích cỡ.

Thách thức lớn nhất của mô hình tôm sinh thái là cơ chế chia sẻ lợi ích (từ 20-50% giá tăng thêm do người tiêu dùng tại các thị trường phát triển chi trả) giữa các doanh nghiệp chế biến trong nước và các hộ gia đình tham gia vào chương trình chứng nhận. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 4 doanh nghiệp, bao gồm Công ty chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản Cà Mau (Camimex), Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn (Seanmico), Tập đoàn công ty chế biến thuỷ sản Minh Phú và Công ty TNHH Kinh doanh chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản Quốc Việt, đang tham gia vào mô hình tôm sinh thái. Tuy nhiên, cơ chế chia sẻ lợi ích mà 4 doanh nghiệp này đang áp dụng rất khác nhau. Giữa doanh nghiệp và các hộ nuôi tôm cũng chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ lợi ích, gây ra sự bất ổn đối tại các vùng nuôi.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR cho nuôi trồng thuỷ sản tại Cà mau được thực hiện trong khuôn khổ gói hỗ trợ kỹ thuật CDTA 8592 VIE: “Tăng cường thực thi Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam”, được tài trợ bởi Quỹ giảm nghèo Nhật Bản thông qua ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dưới sự quản lý của VNFF với mục tiêu xây dựng và đề xuất được một cơ chế chi trả DVMTR hợp lý cho mô hình tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau.

Qua việc phân tích các tài liệu hiện có và những thông tin, số liệu thu thập được từ việc phỏng vấn các bên liên quan gồm đại diện của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, UBND huyện Năm Căn, UBND huyện Ngọc Hiển, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nhưng Miên, Ban quản lý Rừng phòng hộ Kiến Vàng cùng 141 hộ gia đình thuộc vùng nuôi của 4 công ty nêu trên (nằm trong địa phận của các huyện Ngọc Hiển và Năm Căn), nghiên cứu đã xác định được các bên liên quan trong cơ chế chi trả DVMTR qua mô hình tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế bao gồm: (i) bên chi trả: là các khách hàng sử dụng tôm sinh thái vì nhu cầu bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường; (ii) bên được chi trả: là các cá nhân, hộ gia đình nhận khoán bảo v rừng ngập mặn và duy trì tỷ lệ rừng ngập mặn không dưới 50% trong các ao tôm; (iii) bên trung gian: là các công ty chế biến thuỷ sản, có trách nhiệm nhận tiền chi trả tăng thêm từ phía các khách hàng tiêu dùng tôm sinh thái để chuyển cho các cá nhân và hộ gia đình bảo vệ rừng ngập mặn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xác định được, khi tham gia chương trình tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế, các công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tương đương với 3.91% giá tôm nguyên liệu và các hộ gia đình phải chịu thêm một khoản chi phí tương đương với 10% giá tôm nguyên liệu.

Trên quan điểm cân bằng chi phí-lợi ích giữa các bên liên quan và hướng nghèo, nghiên cứu đã xây dựng được 2 phương án chia sẻ lợi ích giữa công ty chế biến và các hộ gia đình nuôi tôm bao gồm: chi trả một mức cố định (tương đương với 5.760.000 đồng/ha/năm) hoặc chi trả một mức tương đối (10% tăng thêm so với giá giao dịch tôm trên thị trường tự do). Trong đó, phương án 2 được xem là phương án linh hoạt và phù hợp hơn với điều kiện thực tế của tỉnh Cà Mau hiện nay. Để thực hiện được phương án này, sự vào cuộc của Sở NN&PTNT của tỉnh Cà Mau là vô cùng quan trọng. Với số tiền chi trả DVMTR được ước lượng khoảng trên 10 tỷ đồng/năm, việc xem xét thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh (trực thuộc Sở NN&PTNT Cà Mau) là hết sức cần thiết cho việc vận hành cơ chế chi trả DVMTR một cách ổn định trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngày 16/12/2015, hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu chi trả DVMTR trong nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau đã diễn ra nhằm tham vấn, lấy ý kiến các bên liên quan về dự thảo báo cáo nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR cho hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau làm cơ sở để thí điểm, thực hiện chính sách tại Cà Mau.

Với các kết quả nêu trên, nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp các thông tin đầu vào cần thiết cho UBND tỉnh Cà Mau ra các quyết định thí điểm triển khai chính sách chi trả DVMTR trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản trước khi tổng kết để Bộ NN&PTNT triển khai nhân rộng trên cả nước.

Nguồn: Trần Thị Thu Hà - Tư vấn dự án IPFES