• Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 9
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 21
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 1
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 7
  • Ảnh 6
  • Ảnh 22
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 19
  • Ảnh 18
  • Ảnh 3
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Ảnh 8
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 13
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 12
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 15
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Công tham gia Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

29/08/2018
Ngày 29.8.2018, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Công tham gia Hiệp định ASEAN (lần thứ 7) về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo cấp Bộ 04 nước tiểu vùng sông Mê Công, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị còn có sự tham dự của Ngài A.K.P Mochtan, Phó Tổng thư kí Ban thư ký ASEAN phụ trách các vấn đề về cộng đồng và doanh nghiệp. Đoàn chủ nhà Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn làm trưởng đoàn.



Hội nghị đã ghi nhận các đánh giá và dự báo của Trung tâm khí tượng ASEAN (ASMC) về tình hình thời tiết và tình trạng khói mù từ tháng 9 đến tháng 12/2018 với các nước tiểu vùng sông Mê Công. Theo dự báo của ASMC, tình trạng mưa có thể sẽ kéo dài tới tháng 11/2018, nhiệt độ có thể cao hơn mức bình thường. Do vậy, các quốc gia cần tiếp tục giám sát thận trọng và có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tức thời để giảm thiểu cháy rừng, cháy đất cũng như tình trạng khói mù xuyên biên giới trong suốt mùa khô.

Các đại biểu đã bày tỏ sự ghi nhận nỗ lực của Trung tâm khí tượng ASEAN nhằm tăng cường khả năng dự báo và kiểm soát thời tiết cũng như tình trạng khói mù thông qua việc ứng dụng công nghệ vệ tinh mới nhất. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã triển khai các hoạt động tăng cường năng lực trong khu vực thông qua các hoạt động đào tạo khí tượng thủy văn, dự đoán thời tiết số, dự báo theo mùa, dự báo biến đổi khí hậu và kiểm soát khói mù.

Hội nghị đã thảo luận và chia sẻ các sáng kiến trong giảm thiểu cháy rừng, cháy đất và kiểm soát ô nhiễm khói mù trong mùa khô. Hội nghị đánh giá cao các nỗ lực không ngừng nghỉ của các nước tiểu vùng sông Mê Công trong việc thực hiện, cập nhật các kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống, kiểm soát, cảnh báo sớm cháy rừng. Hội nghị cũng ghi nhận tích cực sự hợp tác song phương giữa các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công và hướng đến sự hợp tác hơn nữa trong tương lai.  


Hội nghị nhắc lại cam kết và chỉ đạo của các Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31 của ASEAN diễn ra vào ngày 13 tháng 11 năm 2017 tại Manila, Philippin và Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 32 của ASEAN diễn ra vào ngày 28 tháng 04 năm 2018 tại Singapo hướng tới hợp tác trong khu vực về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình định hướng hành động và tại hiện trường, cũng như vai trò của cộng đồng địa phương trong việc phòng chống, kiểm soát, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.

Các đại biểu cũng đã thống nhất tiếp tục khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Chương trình hành động Chiang Rai 2017 nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác trong việc thực hiện lộ trình thông qua các ưu tiên chung như công nghệ thông tin, nhận thức và tham gia của cộng đồng, giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe và môi trường, kiểm soát ô nhiễm không khí. Hội nghị hoan nghênh tiến độ hoàn tất Hiệp định về thành lập và quy định về nước chủ nhà của Trung tâm điều phối ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới tại Indonesia và kỳ vọng Trung tâm sẽ vận hành đầy đủ. Hội nghị cũng mong muốn có đánh giá giữa kỳ thực hiện lộ trình để kiểm tra tiến độ thực hiện và duy trì đông lực đảm bảo đạt được mục tiêu ASEAN không khói mù vào năm 2020.

Hội nghị đánh giá cao sự hợp tác tích cực với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển cũng như các đối tác khác và mong muốn các đối tác tiếp tục hỗ trợ thực hiện lộ trình thông qua Dự án của Quỹ môi trường toàn cầu 6 về quản lý bền vững hệ sinh thái đất bùn tại các nước tiểu vùng sông Mê Công được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tài trợ, và đánh giá hoạt động về quản lý bền vững đất không ô nhiễm khói mù tại Đông Nam Á (MAHFSA) do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ.

Hội nghị tái khẳng định cam kết hợp tác hướng tới đạt mục tiêu giảm số điểm nóng đã được thông qua tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 4 vào năm 2014 tại Viên Chăn – Lào, đặc biệt giảm số điểm nóng xuống dưới 75.000 nơi vào năm 2017 và 50.000 nơi vào năm 2020. Hội nghị vui mừng ghi nhận kết quả đạt được của năm 2017 là đã giảm các điểm nóng hàng năm tại tiểu vùng sông Mekong xuống dưới mức 30.000 điểm.

Hội nghị đánh giá tích cực tiến độ thực hiện Chiến lược ASEAN về quản lý đất bùn (APMS 2006-2020) trong khuôn khổ Chương trình ASEAN về Quản lý bền vững hệ sinh thái đất bùn (APSMPE 2014-2020) và hỗ trợ đánh giá lần thứ 2 Chiến lược quản lý đất than bùn APMS nhằm đảm bảo các sáng kiến vẫn phù hợp với mục tiêu tổng thể và mục tiêu chung của Chiến lược, cũng như đáp ứng các ưu tiên và vấn đề nổi cộm.  

Hội nghị cũng ghi nhận Báo cáo Nghiên cứu năm 2015 về tác động của khói mù tới các mặt kinh tế, sức khỏe, và xã hội được quốc gia thành viên Hiệp định Asean về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thông qua vào năm 2017 đã đưa ra các chỉ số cơ bản về tác động của khói mù tới sức khỏe con người, nền kinh tế và xã hội. Các Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần thực hiện những Nghiên cứu toàn diện hơn để nâng cao hiểu biết sâu về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.  

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn khẳng định Việt Nam cam kết giành mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện tốt những hoạt động về quản lý rừng bền vững, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, trong đó công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được quan tâm hàng đầu. Đồng thời, Việt Nam kêu gọi sự hợp tác toàn diện của các nước tiểu vùng sông Mê Công, sự chung tay của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế để cùng nhau hành động vì một cộng đồng ASEAN luôn có môi trường trong sạch, phát triển bền vững.

Hội nghị lần thứ 8 cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Công tham gia Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới sẽ được diễn ra tại Campuchia vào năm 2019./.

Nguồn: Văn phòng Tổng cục