• Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Ảnh 12
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 3
  • Ảnh 17
  • Ảnh 11
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 10
  • Ảnh 19
  • Ảnh 1
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 6
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 22
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 5
  • Ảnh 21
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Ảnh 20
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 13
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 18
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 7
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 23
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 14
  • Ảnh 2
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

“Tát nước theo mưa” phá rừng phòng hộ

23/02/2016
 Hiện có nhiều hộ dân trong vùng lợi dụng chủ trương để lén lút phá rừng tự nhiên ngoài phạm vi cho phép, sau đó trồng keo lai.
Nhằm chống xói mòn và bồi lấp lòng hồ Núi Một nằm trên địa bàn xã Nhơn Tân (TX An Nhơn, Bình Định), Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định (Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi) xin chủ trương trồng rừng phòng hộ trên diện tích bán ngập nước trong lòng hồ, tính từ đường biên cao trình 42 đến đường biên cao trình 46.
Được sự chấp thuận của Sở NN-PTNT, Cty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định tiến hành trồng rừng trong lòng hồ Núi Một trên diện tích được cho phép. Đáng quan ngại là một số hộ dân sống quanh lòng hồ đã lợi dụng chủ trương này, tự ý phá rừng phòng hộ ven hồ để trồng rừng sản xuất.
Theo ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định, hồ Núi Một có dung tích chứa là 110 triệu m3 nước, tương ứng với mực nước tại đường biên cao trình 46. Do đó, vùng tính từ đường biên của cao trình 46 đến đường biên của cao trình 50.2 (cao trình đỉnh đập) là hành lang bảo vệ nguồn nước.
Trước đây, khi chưa có hồ Định Bình nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), mỗi năm hồ Núi Một phải tiếp về huyện Tuy Phước 30 – 40 triệu m3 nước để phục vụ cho sản xuấtNN nên phải tích nước đến cao trình 46.
Thế nhưng hiện nay, việc tiếp nước cho huyện Tuy Phước đã có hồ Định Bình đảm nhiệm, nên hồ Núi Một chỉ tích nước đến cao trình 42 là đủ nước cung ứng cho những diện tích được giao, đồng thời nhằm làm giảm sức chịu đựng của đập để tránh rủi ro.
“Để có đủ nước tưới cho 7.000ha đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện Tây Sơn, TX An Nhơn… hồ Núi Một chỉ cần tích 90 triệu/110 triệu m3 nước là đủ cung ứng. Như vậy hồ Núi Một không cần phải tích nước đến cao trình 46 như trước đây, mà chỉ cần tích đến cao trình 42.
Do đó, từ đường biên cao trình 42 đến đường biên cao trình 46 bị trống, cần phải trồng rừng trên diện tích ấy để tránh xói lở lòng hồ nhằm kéo dài tuổi thọ công trình, tránh tình trạng công trình bị bồi lấp như hồ Tà Niên nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh trước đây”, ông Phú giải thích.
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, diện tích thuộc hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng tính từ đường biên của cao trình 46 đến đường biên cao trình 50.2 có trạng thái thực bì “Ic”; vùng bán ngập nước tính từ đường biên của cao trình 42 đến đường biên cao trình 46 là đất trống, không có thực bì.
Để không gây xói mòn và bồi lấp lòng hồ Núi Một, Sở NN-PTNT Bình Định đồng ý cho Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi trồng rừng trong vùng bán ngập nước (từ cao trình 42 đến cao trình 46). Riêng diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ nguồn nước (từ cao trình 46 đến cao trình 50.2) có trạng thái thực bì “Ic” phải giữ nguyên hiện trạng, không được trồng rừng.
Rừng được trồng trong vùng bán ngập nước phải tuân thủ theo quy trình trồng rừng phòng hộ với phương thức trồng hỗn giao, gồm cây bản địa và keo lai với mật độ trồng: 1.500 cây/ha (833 cây keo lai và 667 cây sao đen hoặc dầu rái).
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều hộ dân sống xung quanh hồ Núi Một thuộc xã Nhơn Tân (TX An Nhơn, Bình Định), hiện có nhiều hộ dân trong vùng lợi dụng chủ trương trồng rừng phòng hộ trong lòng hồ Núi Một của Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định, đã lén lút phá rừng tự nhiên ngoài phạm vi cho phép để trồng keo lai.
Để xác minh nguồn tin, chúng tôi theo chân những người dân địa phương, theo con đường dân sinh do dân làng Canh Tiến (Vân Canh) mở, đi sâu vào cánh rừng phòng hộ ven hồ Núi Một để tìm hiểu thực tế.
Đến các khu vực Cà Bông, Hóc Vừng, suối Cây Trâm, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến nhiều vạt rừng tự nhiên bị phá tan hoang.
Những cây rừng to đến 1 vòng tay người ôm đã bị cưa tiện, dấu cưa còn mới toanh, thân cây còn ứa nhựa, mặt đất bên dưới đã được trồng những cây keo non tơ. Có những vùng rừng sau khi bị phá được giăng hàng rào kẽm gai bên ngoài nhằm ngăn bò vào phá những cây keo lai mới trồng.
Theo một người dân đại diện cho nhóm hộ được Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định hợp đồng trồng rừng phòng hộ trong lòng hồ Núi Một (xin được giấu tên), vùng rừng có những cây to vừa bị phá mà chúng tôi chứng kiến thuộc rẫy của ông Ba Mai, người ở thôn Thọ Tân Nam (xã Nhơn Tân) vào khai phá để trồng 6.000 cây keo lai.
Đi sâu thêm vào rừng phòng hộ ven hồ, chúng tôi còn phát hiện ra nhiều cánh rừng khác cũng đã bị phá tan hoang, dấu vết mới có cũ có, bên dưới cũng đã được trồng keo lai.
Sau khi nắm bắt tình hình thực tế, chúng tôi mang những hình ảnh ghi được tại hiện trường về làm việc với các ngành liên quan và được ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định, cho biết: “Tổng diện tích đất được trồng rừng trong vùng bán ngập nước lòng hồ Núi Một có khoảng gần 70ha, hiện công ty h���p đồng với 11 hộ dân trong vùng đã trồng được gần 30ha.
Quy cách trồng rừng đảm bảo kỹ thuật của Sở NN-PTNT đưa ra, rừng trồng trong lòng hồ cách mép rừng tự nhiên 2m, để nếu xảy ra cháy rừng trồng thì vẫn không bị cháy lan sang rừng tự nhiên. Những hộ lấn chiếm, phá rừng phòng hộ để trồng rừng sản xuất như trong hình ảnh thể hiện không nằm trong nhóm hộ trồng rừng của công ty”.
Qua phản ánh của chúng tôi, những ngày giáp Tết Nguyên đán, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã chỉ đạo cho Hạt Kiểm lâm TX An Nhơn và Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh phối hợp tiến hành kiểm tra những vùng rừng đã bị phá thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một.
Ông Trần Ngọc Ty, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TX An Nhơn, cho biết: “Sau khi kiểm tra đã xác định được vùng rừng phòng hộ bị phá để trồng keo lai nằm trên địa bàn huyện Vân Canh. Đối tượng phá rừng cũng đã được xác định, 1 người ở xã Nhơn Tân (TX An Nhơn) và 1 người khác ở xã Canh Liên (Vân Canh). Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra, sau khi kiểm tra diện tích rừng đã bị phá thực tế, những đối tượng phá rừng sẽ được ngành chức năng xử lý nghiêm”.
Nguồn: http://www.thiennhien.net/