• Ảnh 5
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 6
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 11
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 23
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 1
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 15
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 7
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 19
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 8
  • Ảnh 18
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 12
  • Ảnh 13
  • Ảnh 21
  • Ảnh 14
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Rừng thông phòng hộ dọc hai bên đường quốc lộ 14 bị “bức tử”

01/10/2015
 Một cây thông bị cưa trộm. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Đây là hệ quả của việc buông lỏng quản lý và chưa có biện pháp bảo vệ rừng thông phòng hộ cảnh quan đường Hồ Chí Minh, khiến dự luận bức xúc.
Hàng chục cây thông đường kính 30-40cm, khu vực rừng thông hai bên đường Hồ Chí Minh, qua địa bàn xã Chư Kpô, huyện Krông Búk vừa bị cưa ngang gốc nằm ngổn ngang.
Dẫn phóng viên đến khu vực rừng thông vừa bị hạ, nhựa còn ứa ra, ông Lương Viết Xuân, xã Chư Kpô bức xúc: “Hai hôm nay, cứ khoảng từ 3 đến 4 giờ sáng là có tiếng cưa máy rầm rầm bên phía rừng thông. Khi trời sáng hẳn, chúng tôi phát hiện nhiều cây thông đã ngã xuống. Thông ngã đến đâu tiếng máy cày rầm vang đến đó. Nơi đây hôm qua là rừng thông còn xanh mướt, hôm nay đã trở thành những vạt đất tơi xốp để trồng bắp, trồng mỳ. Họ ngang nhiên cưa hạ nhiều cây thông, rồi dùng gỗ thông làm cọc giăng thép gai khoanh vùng lấn chiếm đất rừng.”
Tnh trạng cây thông bị “bức tử” diễn ra công khai hơn ở khu vực buôn Rô, cách Ủy ban Nhân dân xã Cư Né khoảng 200m. Hàng trăm cây thông dọc hai bên đường vừa mới bị ken (khoanh vỏ) ở cả hai bên. Vết khoanh còn mới, lõm sâu vào thân cây. Tinh vi hơn, các đối tượng đã dùng cưa, khoét sâu 2/3 thân cây rồi đốt ở dưới gốc. Với cách làm này, cây thông sẽ không sinh trưởng được nữa mà chết dần, nếu chỉ nhìn từ xa sẽ không ai phát hiện được rừng thông đang bị bức tử.
Trao đổi với phóng viên về tình trạng những ngày gần đây rừng thông qua địa bàn xã bị xâm hại một cách công khai, ông Y Thanh Ayun, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Né phân trần rằng địa phương không hề hay biết rừng thông cảnh quan trên địa bàn bị đốn hạ, ken khoanh vỏ. Khi phóng viên cung cấp hình ảnh một cách rõ ràng, ông Y Thanh Ayun mới cho biết sẽ phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra lại.
Trước đây, tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 cũ) từ huyện Krông Búk (cũ) đến huyện Ea H’leo bạt ngàn thông. Loài thông 3 lá “xanh mướt” quanh năm vừa có chức năng phòng hộ vừa bảo vệ cảnh quan môi trường hai bên đường. Những năm gần đây, người dân hủy hoại thông để lấn chiếm đất sản xuất, xây dựng nhà cửa khiến cảnh quan rừng thông phòng hộ đã bị phá vỡ.
Men theo đường Hồ Chí Minh “bạt ngàn thông” giờ chỉ còn những khóm nhỏ, xen lẫn là lều quán, nhà ở của các hộ dân, nhiều vạt thông 3 lá “xanh mướt” nay đã chuyển sang màu vàng nhạt, một số cây bị đốt đã chết khô được người dân đốn hạ nằm ngổn ngang.
Theo Hạt kiểm lâm huyện Krông Búk, năm 2014 qua công tác kiểm tra hạt đã phát hiện xử phạt vi phạm 37 trường hợp vi phạm quản lý bảo vệ rừng trong đó chủ yếu là chặt phá, hủy hoại cây thông để lấn chiếm đất sản xuất, xây dựng nhà ở, lều quán sai quy định.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Hạt kiểm lâm huyện đã phát hiện bắt giữ hàng chục trường hợp vi phạm xâm lấn diện tích đất rừng, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số; có trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, có trường hợp phá rừng có dấu hiệu hình sự đã bị khởi tố trách nhiệm hình sự.
Để bảo vệ cảnh quan rừng thông dọc đường Hồ Chí Minh, huyện Krông Búk đã huy động các lực lượng chức năng phối hợp chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đối tượng vi phạm, tuyên truyền các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không được xâm hại đất rừng, cảnh quan rừng thông, trồng và tái tạo lại diện tích đất rừng bị xâm hại.
Chuyện lấn chiếm, hủy hoại rừng thông cảnh quan phòng hộ huyện Krông Búk (Đắk Lắk) đã diễn ra nhiều năm nay. Các cấp chính quyền đã xử lý, báo chí đã phản ánh nhiều. Tuy nhiên, hiện nay, khi cây thông chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chính quyền địa phương đang buông lỏng, thiếu kiên quyết trong kiểm tra xử lý vi phạm.
Nhiều người cho rằng nếu không được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, một thời gian nữa, rừng thông Krông Búk bị “xóa sổ” hoàn toàn, cảnh quan đường Hồ Chí Minh không biết sẽ như thế nào. Nhiều người tiếc nuối khi nhìn thấy con đường huyền thoại với những hàng thông xanh mướt quanh năm giờ chỉ còn là dĩ vãng.
Nguồn: thiennhien.net